Hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 88 - 89)

- Về hình thức giám sát

d) Kết quả thu về so với chi phí bỏ ra.

3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

nhân dân cấp tỉnh

Hiện nay cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát của HĐND còn nằm rải rác ở các văn bản khác nhau, thiếu đồng bộ và thống nhất; Để chức năng giám sát của HĐND cấp tỉnh nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng thực hiện có hiệu quả trước hết cần hồn thiện các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND. Bởi lẽ, nếu khơng có quy định cụ thể về quyền giám sát của HĐND thì sẽ khơng có cơ sở pháp lý để thực hiện chức năng giám sát của HĐND. Mặc dù hiện nay Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã có một chương quy định về chức năng giám sát của HĐND các cấp, song vẫn còn rất sơ sài so với yêu cầu thực tiễn, chưa đủ cơ sở pháp lý để HĐND thực hiện tốt chức năng của mình.

Xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện cơ chế giám sát ở nước ta hiện nay, từ nhận thức giám sát là một chức năng quan trọng của HĐND với một phạm vi đối tượng giám sát khá phong phú và phức tạp, đề nghị Quốc hội sớm xây dựng và ban hành “Luật Giám sát của HĐND”, trong đó quy định một cách rõ ràng, đầy đủ về khái niệm giám sát của HĐND; chủ thể giám sát; đối tượng chịu giám sát của HĐND cần phân cấp nhằm khắc phục tình trạng phạm vi giám sát của HĐND tỉnh quá rộng như hiện nay dẫn đến hiệu quả giám sát sẽ không cao; nội dung và phạm vi hoạt động giám sát của HĐND. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giám sát.

Cần quy định chế tài đối với đơn vị chịu sự giám sát khi không thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ các kết luận giám sát của Đồn giám sát.

Hoạt động giám sát của HĐND có hiệu quả thiết thực, cần có quy định về các chế tài, trách nhiệm pháp lý đối với cơ quan, người đứng đầu cơ quan, đơn vị

trong việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các kiến nghị giám sát của HĐND, có như vậy mới nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đơn vị chịu sự giám sát và đảm bảo hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND.

Quốc hội cần xây dựng và ban hành Luật Giám sát của HĐND nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan, chủ trương đường lối của Đảng về phát huy dân chủ cơ sở xây dựng nhà nước pháp quyền ở. Việc xây dựng Luật Giám sát của HĐND cần có sự kế thừa Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và bổ sung những nội dung cịn thiếu, chưa cụ thể, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động giám sát của HĐND một cách toàn diện, thống nhất và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w