NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM, TỒN TẠI, HẠN CHẾ HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 75 - 83)

- Về hình thức giám sát

d) Kết quả thu về so với chi phí bỏ ra.

2.3. NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM, TỒN TẠI, HẠN CHẾ HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Để có cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất những phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND cần phải xác định đúng những nguyên nhân hạn chế hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nó. Theo lý luận chung về nhà nước cũng như về khoa học quản lý, một cơ quan, tổ chức hoạt động kém hiệu quả, cần phải xem xét các mặt sau:

- Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan đó có phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu khách quan của những công việc mà cơ quan đó đảm nhận hay khơng?

- Con người (cán bộ lãnh đạo, nhân viên) của cơ quan đó có đủ năng lực, phẩm chất đảm đương cơng việc mà cơ quan đó giao cho hay khơng?

- Cơ quan đó có đủ điện vật chất và điều kiện pháp lý cần thiết để hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hay khơng?

Từ cách tiếp cận những vấn đề nêu trên và qua khảo sát thực tế, có thể xác định rằng: hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Phước cịn hạn chế là do những nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, một số đại biểu HĐND tỉnh chưa có đủ năng lực, bản lĩnh, tâm huyết và điều kiện cho công tác giám sát của HĐND.

Điều 8 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 xác định: Hiệu quả hoạt động của HĐND cấp tỉnh cũng như HĐND các cấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có năng lực hoạt động của các đại biểu HĐND. Năng lực hoạt động giám sát của mỗi đại biểu có vai trị quyết định đến hiệu quả giám sát của HĐND. Điều đó cho thấy trách nhiệm của đại biểu hết sức nặng nề, bởi giám sát là một hoạt động rất khó khăn, phức tạp và nhạy cảm. Hoạt động giám sát của HĐND không chỉ đơn thuần là việc xem xét và quyết định những vấn đề nằm trong văn bản pháp luật mà cả những vấn đề đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống xã hội. Không chỉ đánh giá mặt làm tốt, đúng pháp luật, đúng nghị quyết của HĐND mà quan trọng là phát hiện những vấn đề yếu kém, tồn tại, làm trái pháp luật và nghị quyết... Đồng thời phải có những kiến nghị xác đáng nhằm

khắc phục yếu kém hiệu quả nhất [30, tr.117]. Do đó, đại biểu HĐND phải là người có năng lực trình độ và kỹ năng giám sát, đặc biệt phải am hiểu về các lĩnh vực giám sát... Trong khi đó một số đại biểu vẫn cịn hạn chế sau:

+ Tuy trình độ học vấn của các đại biểu được nâng cao hơn so với nhiệm kỳ trước, song về cơ bản trình độ pháp lý, sự hiểu biết sâu sắc về Hiến pháp, pháp luật, kiến thức quản lý nhà nước... của đa số đại biểu còn hạn chế. Đặc biệt, kỹ năng giám sát nhìn chung cịn yếu, vì vậy trong thực tế có một số đại biểu chưa biết cách sử dụng triệt để quyền năng giám sát của mình. Trong khi đó, cơng tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đại biểu chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Sau khi bầu cử các đại biểu chỉ được bồi dưỡng một số nội dung về kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước. Hơn nữa nội dung, chương trình bồi dưỡng lại bất cập chưa thật sự phù hợp với đối tượng học, đặc biệt ít có nội dung bồi dưỡng về nghiệp vụ giám sát. Chính điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả giám sát của HĐND. Năm 2008 Trung tâm bồi dưỡng Đại biểu dân cử của Quốc hội biên soạn cuốn sách "Kỹ năng giám sát của đại biểu Quốc hội”; “Đại biểu HĐND những điều cần biết” mục đích nhằm củng cố kiến thức pháp lý, giúp cho các đại biểu dân cử nâng cao trình độ, năng lực, tạo kỹ năng cho Đại biểu Quốc hội, HĐND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

+ Do đại biểu HĐND tỉnh Bình Phước phần lớn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên họ có rất ít thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu nói chung và cơng việc giám sát nói riêng (trong khi đó cơng việc giám sát địi hỏi phải có nhiều thời gian), các đại biểu chủ yếu tập trung cho cơng việc chính của mình, chế độ đãi ngộ, phụ cấp đại biểu hạn chế. Bên cạnh đó, việc cung cấp thơng tin, các phương tiện vật chất cần thiết đảm bảo cho đại biểu hoạt động cũng hạn chế..

Cơ cấu đại biểu HĐND tỉnh, hầu hết là cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan nhà nước, cấp uỷ và đoàn thể. Trong trường hợp này họ vừa là đại biểu với tư

cách của cơ quan quyền lực Nhà nước vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, tư pháp nên rất khó đảm bảo tính khách quan và chính xác khi thực hiện chức năng giám sát.

Như vậy, hiệu quả hoạt động giám sát của đại biểu HĐND tỉnh Bình Phước cịn nhiều hạn chế một phần do ý thức trách nhiệm của một số đại biểu chưa cao, nhưng nguyên nhân chủ yếu do chưa có quy định hợp lý, chưa quan tâm đúng mức đến những điều kiện cần và đủ để đại biểu phát huy hết năng lực của mình cho hoạt động giám sát.

Hai là, cơ cấu tổ chức của HĐND tỉnh Bình Phước và các bộ phận giúp việc chưa tương xứng yêu cầu khách quan của cơng tác giám sát

Như đã trình bày ở phần lý luận, đối tượng giám sát của HĐND tỉnh rất rộng, nội dung giám sát cũng đa dạng và phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh quốc phòng…

- Thường trực HĐND tỉnh, Điều 53 Luật tổ chức HĐND và UBND

năm 2003 quy định Thường trực có 10 nhiệm vụ và quyền hạn, với vai trò là cơ quan đảm bảo cho hoạt động của HĐND mang tính liên tục giữa hai kỳ họp. So với quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã bổ sung thêm một thành viên cho Thường trực; Thường trực HĐND tỉnh có chức năng giám sát và những quyền hạn nhất định trong hoạt động của các Ban, bước đầu đã có những đóng góp đáng kể nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND nhưng trên thực tế với khối lượng công việc và cơ cấu tổ chức như luật quy định hiện hành phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.

- Các Ban của HĐND tỉnh Bình Phước.

Theo Điều 55 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Điều 26 Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005, các Ban là cơ quan tham mưu giúp việc cho HĐND; là chủ thể giám sát chủ yếu của HĐND, nhiệm vụ và quyền hạn

của các Ban rất lớn và nặng nề, nhưng chỉ có trưởng ban hoặc phó ban là hoạt động chuyên trách, các thành viên còn lại đều hoạt động kiêm nhiệm. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của HĐND. Chính vì những lý do đó, các Ban của HĐND tỉnh Bình Phước thời gian qua chưa làm tốt các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là hoạt động giám sát.

- Văn phòng phục vụ và chuyên viên giúp việc.

Mặc dù là bộ phận giúp việc, nhưng có vai trị tác động rất lớn đến kết quả hoạt động của HĐND. Tại Điều 53 Quy chế hoạt động của HĐND các cấp quy định "HĐND các cấp có trụ sở làm việc, có văn phịng giúp việc, tổ chức văn phịng giúp việc HĐND do Chính phủ hướng dẫn". HĐND tỉnh Bình Phước khơng có văn phịng riêng mà chung với Đồn đại biểu Quốc hội tỉnh, tuy có kinh phí hoạt động riêng, có sự độc lập nhưng là tương đối, việc điều hành, phục vụ đơi khi gặp nhiều khó khăn, điều đó ít nhiều gây khó khăn cho hoạt động của HĐND tỉnh; đội ngũ chuyên viên giúp việc cho văn phịng HĐND tỉnh nhìn chung cịn hạn chế về trình độ, năng lực. Một số chuyên viên là những sinh viên vừa ra trường có trình độ nhưng lại thiếu kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn; ngành nghề được đào tạo chưa phù hợp nên hiệu quả làm việc chưa cao. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt động của HĐND tỉnh Bình Phước đơi khi cịn mang tính hình thức, thể hiện ở chỗ các báo cáo trình bày tại các kỳ họp thường lặp lại, thiếu tính cụ thể, khoa học.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh nói chung, hoạt động giám sát nói riêng, kinh nghiệm cho thấy không phải chỉ trao cho HĐND nhiều quyền hạn mà vấn đề phải xây dựng cho HĐND tỉnh một cơ cấu tổ chức hợp lý, một đội ngũ giúp việc có năng lực thì HĐND tỉnh mới có đủ điều kiện để hoạt động có hiệu quả những nhiệm vụ, quyền hạn do luật quy định.

Ba là, các điều kiện cần thiết cho hoạt động giám sát còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu.

Để thực hiện được quyền giám sát, HĐND tỉnh Bình Phước phải tiến hành hàng loạt các hoạt động như xem xét, theo dõi, đi thực tế, tiếp dân... muốn làm được điều đó: Phải có hệ thống pháp luật hoàn thiện và ổn định.

Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật địi hỏi trước hết phải có một hệ thống pháp luật hồn chỉnh, đồng bộ, chất lượng cao, bởi đấy là những căn cứ vững chắc để đánh giá, nhận xét khi tiến hành hoạt động giám sát. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 chỉ quy định những nguyên tắc chung, thiếu chi tiết cụ thể, chủ yếu là quy định về các vấn đề như quyền giám sát, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có trách nhiệm liên quan, v.v.. cịn các quy định về trình tự, thủ tục giám sát chưa được đề cập đến nhiều. Nhìn chung “hoạt động giám sát của HĐND các cấp có nhiều lúng túng, khơng thống nhất, tuỳ thuộc vào tính năng động, trình độ, kinh nghiệm của đại biểu và dựa trên kết quả hoạt động của các cơ quan nhà nước khác" [30, tr.340]. Vì vậy, trên thực tế hoạt động giám sát của HĐND phần lớn được tiến hành theo kinh nghiệm, theo ý thức của các bên tham gia quan hệ giám sát. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng HĐND có quyền năng giám sát nhưng trên thực tế quyền này rất khó thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu lực, hiệu quả.

Để khắc phục tình trạng trên, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 ra đời quy định đầy đủ, chi tiết hơn hoạt động giám sát của HĐND. Tuy nhiên, với số lượng 01 chương với 23 điều luật chưa thể hướng dẫn được đầy đủ mọi vấn đề liên quan đến giám sát. Hơn nữa, giám sát có nhiều nội dung rất phức tạp như giám sát vấn đề chi tiêu ngân sách nhà nước, giám sát những vấn đề cử tri quan tâm. Nhưng luật chưa quy định cụ thể nhất là việc thực hiện những kiến nghị, đề xuất của Đoàn giám sát đối với đối tượng giám sát; chưa quy định đầy đủ trách nhiệm, chế tài cho đối tượng chịu sự giám sát khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, triệt để các kiến nghị. Do vậy

để hoạt động giám sát của HĐND thật sự có hiệu lực, hiệu quả trên thực tế chúng ta cần nghiên cứu và ban hành Luật Giám sát của HĐND.

Bốn là, do nhận thức về hoạt động giám sát của một bộ phân đại biểu HĐND còn hạn chế, một số cơ quan, đơn vị được giám sát chưa tôn trọng và chấp hành triệt để các kết luận giám sát của HĐND.

Thực tế lâu nay còn tồn tại tư tưởng xem nhẹ vị trí, vai trị và tầm quan trọng của HĐND nói chung và hoạt động giám sát nói riêng. Do đó, về phía các đại biểu chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm và khả năng của mình, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định và nhân dân giao phó. Hơn nữa do ngại va chạm, nể nang, né tránh nhau nên vẫn còn một số đại biểu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiện của mình.

Một số cơ quan, đơn vị, cá nhân chưa hiểu hết hoạt động của HĐND, xem giám sát như cơng việc "vạch lá tìm sâu" những mặt yếu, mặt chưa tốt nên thiếu thiện cảm, có khi cịn làm mất thời giờ. Vì thế khi có đồn xuống giám sát, họ sắp xếp một vài cán bộ dẫn đoàn đi cơ sở, báo cáo tiếp thu gì qua đi là được. Hạn chế này khơng chỉ diễn ra ở những cán bộ cấp thấp mà cả những cán bộ cấp cao ở một số tỉnh.

Mặt khác, một số cơ quan, đơn vị không chấp hành nghiêm ý kiến, kết luận của các đoàn kiểm tra giám sát do HĐND tiến hành, do đó vẫn cịn có tình trạng hoạt động giám sát của HĐND đã có những kiến nghị, đề xuất đúng đắn, nhưng hiệu lực, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của cử tri. Như vậy, nhận thức đúng đắn về hoạt động giám sát của HĐND cũng như nâng cao trách nhiệm thực hiện nghị quyết của HĐND đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức là một yêu cầu cấp bách hiện nay.

Tóm lại, đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến những tồn tại, yếu kém trong hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Phước từ năm 2004 đến nay là rất cần thiết. Nhưng việc đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm điều chỉnh, xử lý một cách đúng mức thực trạng đó mới

thực sự có ý nghĩa đối với việc tăng cường hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Bình Phước trong giai đoạn tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w