Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 69 - 71)

- Về hình thức giám sát

d) Kết quả thu về so với chi phí bỏ ra.

2.1.3.3. Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân

Nhiệm kỳ VII (2004-2011) Đại biểu HĐND tỉnh Bình Phước được trẻ hóa và có trình độ cao hơn so với nhiệm kỳ trước. Điều đó phần nào được phản ánh qua hoạt động giám sát của đại biểu như sau:

- Các đại biểu có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ cao khi tham dự kỳ họp có nhiều ý kiến phát biểu và thảo luận một cách dân chủ, thiết thực cho báo cáo công tác. Các đại biểu đã vận dụng đường lối, chính sách, pháp luật Nhà nước, hồn cảnh thực tế ở địa phương để phân tích đánh giá báo cáo một cách khách quan, khoa học, có căn cứ cụ thể. Từ đó đã giúp cho HĐND tỉnh ban hành được những nghị quyết phù hợp với chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước và phù hợp với địa phương. Làm cho hoạt động của HĐND đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo được niềm tin cho cử tri và nhân dân giúp các cơ quan lập báo cáo nâng cao tinh thần trách nhiệm trước HĐND.

- Về chất vấn: Chất vấn là công cụ giám sát mạnh nhất và thường xuyên nhất của Đại biểu, nhận thức được tầm quan trọng của hình thức giám sát này các đại biểu thường chọn những nội dung chất vấn có trọng tâm, cụ thể rõ ràng. Đó là những vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế xã hội mà cử tri yêu cầu, kiến nghị phải giải quyết; khi chất vấn các đại biểu cũng đã thẳng thắn góp ý, kiến nghị, khơng nể nang, né tránh; nội dung chất vấn có chất lượng hơn góp phần nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tại kỳ họp.

- Việc tiếp xúc cử tri được các đại biểu thực hiện nghiêm túc với nhiều hình thức và nội dung phong phú. Trước và sau mỗi kỳ họp, các vị đại biểu HĐND tỉnh đã tổ chức tiếp xúc cử tri tại địa phương. Những kiến nghị của cử tri đã được hầu hết các đại biểu phản ánh kịp thời tại kỳ họp. Sau mỗi kỳ họp, các đại biểu đã báo cáo nghiêm túc nội dung, kết quả của kỳ họp và trả lời những yêu cầu, kiến nghị mà cử tri quan tâm, khắc phục tình trạng ghi nhận nhưng để đó khơng cho kết quả.

Bên cạnh đó cũng có những khó khăn cho Đại biểu khi tham gia thực hiện chức năng giám sát như: các đại biểu phần lớn là kiêm nhiệm, thời gian

dành cho hoạt động đại biểu không nhiều trong khi đó các vấn đề cử tri quan tâm lại hết sức phong phú và đa dạng do đó có những hạn chế nhất định; nhiều đại biểu chưa nắm được tình hình thực tế ở địa phương hoặc cịn ngại va chạm, lúng túng khi tiếp cận, trao đổi ý kiến với cử tri nên việc tiếp xúc cử tri ở một số nơi cịn mang tính hình thức. Nhất là khi báo cáo kết quả kỳ họp trước cử tri hoặc khi tiếp dân, đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơng dân... Cá biệt có đại biểu trong cả nhiệm kỳ không phát biểu một ý kiến nào, ít tham gia các hoạt động giám sát của các Ban và tổ đại biểu. Đó là những vấn đề cần phải khắc phục để mỗi đại biểu phát huy hết năng lực, nhiệm vụ của đại biểu góp phần nâng cao hoạt động của HĐND.

Từ những vấn đề nêu trên có thể khẳng định rằng: hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Phước từ năm 2004 – đến nay đã có nhiều tiến bộ. Kết quả giám sát của HĐND tỉnh đã thể hiện được vị trí, vai trị của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, góp phần cho sự phát triển của tỉnh, phát huy quyền làm chủ nhân dân, tiếp tục xây dựng Bình Phước ngày càng vững mạnh. Tuy vậy, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung vẫn cịn nhiều khó khăn và tồn tại với nhiều lý do khác nhau, công tác giám sát vẫn luôn luôn được đánh giá là hiệu quả chưa cao, hiệu lực vẫn còn hạn chế, vẫn cịn mang tính hình thức. Vì vậy, chúng ta cần phải tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, bảo đảm cho HĐND xứng thật sự là cơ quan quyền lực ở địa phương, là "người đại biểu nhân dân".

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w