- Về hình thức giám sát
d) Kết quả thu về so với chi phí bỏ ra.
2.1.3.3. Hoạt động giám sát của các ban Hội đồng nhân dân
Các Ban của HĐND là những cơ quan tham mưu giúp việc của HĐND. Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh và chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể của HĐND, các Ban xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đối với các lĩnh vực do Ban phụ trách. Về hình thức giám sát các Ban có thể tiến hành giám sát thường xuyên theo định kỳ hoặc giám sát đột xuất các vấn đề cử tri quan tâm. Sau các đợt giám sát các Ban có báo cáo tổng hợp, nêu ý kiến đánh giá và các kiến nghị đối với đơn vị chịu sự giám sát về những nội dung giám sát. Theo báo cáo hoạt động hàng năm của HĐND tỉnh nhiệm kỳ từ 2004 đến nay hoạt động giám sát của các Ban đã có nhiều đổi mới góp phần nâng cao hiệu quả giám sát của các Ban nói riêng và HĐND tỉnh Bình Phước nói chung. Cụ thể như sau:
Để hoạt động giám sát đạt kết quả tốt, các Ban của HĐND tỉnh Bình Phước đã xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể; xác định rõ đối tượng, phạm vi và vấn đề trọng tâm cần tập trung giám sát; thống nhất thời gian, chương trình giám sát; huy động lực lượng và yêu cầu các đơn vị chịu sự giám sát phải chuẩn bị báo cáo bằng văn bản theo yêu cầu nội dung cần kiểm tra, giám sát. Bởi vậy đã tạo được bước chuyển tích cực trong hoạt động kiểm tra giám sát của HĐND; khắc phục được tình trạng phiến diện, tràn lan, tốn nhiều thời gian mà không thu được kết quả giám sát trên thực tế.
Trong khi xây dựng kế hoạch, các Ban của HĐND tỉnh Bình Phước đã phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND huyện tổ chức được nhiều đợt kiểm tra giám sát. Từ năm 2004 - đến nay, ngoài giám sát tại kỳ họp, Ban Kinh tế ngân sách đã tổ chức 83 lượt, Ban Văn hoá xã hội đã tổ chức 79 lượt, Ban Pháp chế tổ chức được 82 lượt, Ban Dân tộc tổ chức 77 lượt. Các đợt giám sát đều tập trung vào những vấn đề quan trọng như giáo dục đào tạo; y tế, an sinh xã hội; tình hình khiếu nại, tố cáo của cơng dân; tình hình thực hiện kinh tế xã hội; vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào
dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; giám sát chương trình đề án đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; tình hình thu hút đầu tư tại các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh. . .
Năm 2009, Ban Pháp chế tổ chức đồn giám sát cơng tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thơng; giám sát tình hình thực thi pháp luật tại các cơ quan tư pháp cấp huyện; tình hình tổ chức và kết quả hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật của tỉnh. Qua giám sát, Ban đã chỉ ra những tồn tại trong cơng tác và có kiến nghị, đề xuất những giải pháp giúp các cơ quan chịu sự giám sát kịp thời khắc phục những hạn chế và phân công thành viên theo dõi việc thực hiện kiến nghị và đề xuất của Ban.
Ngồi ra, thơng qua hoạt động giám sát, các thành viên trong các Ban có điều kiện tiếp cận với cơ sở, nắm bắt được tình hình thực hiện nghị quyết của HĐND cũng như các vấn đề thực tiễn nảy sinh. Từ đó có những thơng tin, căn cứ chính xác để tiếp tục thực hiện hoạt động giám sát (chất vấn) tại kỳ họp có hiệu lực, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên hoạt động giám sát của các Ban HĐND tỉnh Bình Phước thời gian qua vẫn cịn một số hạn chế sau:
- Một số nội dung được đề ra trong kế hoạch giám sát nhưng không được thực hiện do có sự chồng chéo. Việc theo dõi, giải quyết kiến nghị sau giám sát đã được đặt ra nhưng kết quả đạt được chưa cao. Một số thành viên của Ban tham gia các hoạt động chưa tích cực và chưa giữ mối liên hệ thường xuyên với Trưởng, phó Ban, việc bố trí thời gian giám sát chưa phù hợp với tình hình thực tế cơng tác của từng thành viên, nên chất lượng các cuộc giám sát thường chưa cao.
- Chưa có nhiều đợt giám sát đột xuất các vấn đề bức xúc được cử tri và nhân dân quan tâm mà chủ yếu tập trung vào những vấn đề định kỳ thường xuyên.