Kinh nghiệm của Hội đồng nhân dân Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 42 - 44)

- Về hình thức giám sát

d) Kết quả thu về so với chi phí bỏ ra.

1.3.2. Kinh nghiệm của Hội đồng nhân dân Đà Nẵng

Thường trực HĐND thành phố dựa trên chương trình cơng tác từ đầu năm cũng như các ý kiến, kiến nghị, phản ảnh của cử tri để xây dựng chương trình hành động và lịch giám sát một cách cụ thể, hợp lý.

Hằng năm, HĐND cấp tỉnh bố trí khoảng 500 triệu đồng dành riêng cho hoạt động giám sát. Cụ thể, các ban và các tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh đã chủ động trong công tác giám sát, Thường trực HĐND cấp tỉnh đã xây dựng chương trình giám sát ngay từ đầu năm; đồng thời phân bổ kinh phí 50 triệu đồng/ban và 40 triệu đồng/ tổ đại biểu… Dĩ nhiên, đây chỉ là nguồn kinh phí phân bổ ban đầu, cịn cụ thể bao nhiêu thì dựa vào hoạt động thực tế, nhằm đảm bảo cho công tác giám sát…

Theo luật định, HĐND có nhiều hình thức giám sát. Tuy nhiên, HĐND Đà Nẵng quan tâm, chú trọng thực hiện hình thức giám sát thường xuyên. Thường trực HĐND lên kế hoạch giám sát thường xuyên từ những vấn đề phát hiện qua giao ban với Thành ủy, Thường trực UBND hoặc những ý kiến phản ảnh từ cử tri… Kinh nghiệm được đúc kết là: Khi tổ chức giám sát theo đồn cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về đối tượng và lĩnh vực giám sát vì điều này liên quan đến thành phần đoàn giám sát. Khi tổ chức giám sát, Đoàn giám sát phải xác định được đối tượng, phạm vi, nội dung, mục tiêu giám sát để xây dựng chương trình, thời gian giám sát một cách cụ thể, hợp lý, không ảnh hưởng đến đối tượng bị giám sát. Đặc biệt, phương pháp, cách thức tiến hành giám sát phải khoa học, chú trọng phát huy tính dân chủ trong q trình giám sát… Khi cơng bố kết luận cần tạo điều kiện cho đối tượng giám sát trình bày quan điểm của mình về các vấn đề đã nêu; mạnh dạn tiếp thu, bổ sung vào báo cáo kết luận những ý kiến có cơ sở. Mặt khác, nếu phát hiện những vấn đề có sai phạm thì đề nghị với các cơ quan chức năng làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong năm 2010, Thường trực HĐND cấp tỉnh đã tổ chức 7 đoàn giám sát trên lĩnh vực kinh tế - xã hội. Qua đó, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh một

số tồn tại, sai sót trong cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ bản, cụ thể như: Việc duy tu, sữa chữa đường giao thông khu vực nội thị không đảm bảo các thông số kỹ thuật; chặt tỉa cây cổ thụ trong khu phố cổ không đúng quy định; hoặc việc bồi thường, giải tỏa khu làng Chài (Cẩm An), xây dựng kè An Hội khơng đảm bảo chất lượng… Các đồn giám sát đã kiến nghị các cơ quan chức năng và các chủ đầu tư khắc phục ngay. Hay khi phát hiện bất hợp lý trong việc thu tiền bán quần áo thể dục cho học sinh tại Trường THPT Trần Quý Cáp đã được nhà trường chấn chỉnh kịp thời. Đáng nói là sau khi thực hiện giám sát việc trùng tu, tơn tạo trong khu phố cổ, xét thấy có nhiều vấn đề bức xúc, Thường trực HĐND đã phối hợp UBND thành phố kịp thời tổ chức hội thảo về vấn đề này nhằm tìm ra các giải pháp bảo quản và phát huy tốt giá trị của khu phố cổ.

Như vậy, qua thực hiện giám sát, Thường trực HĐND Đà Nẵng rút ra những kinh nghiệm bổ ích là: Cơng tác giám sát của HĐND phải ln bám sát chương trình, nghị quyết của cấp ủy và nghị quyết của HĐND; chọn đúng nội dung, đúng đối tượng và mời đúng thành phần tham gia. Và trên hết là phải biết phát huy quyền năng theo luật định; đồng thời qua giám sát nhằm xây dựng củng cố quyền uy. Quyền uy này được hình thành từ chất lượng hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các ban và các tổ đại biểu của HĐND và từ chất lượng, hiệu quả các kết luận giám sát…

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước trong giaiđoạn hiện nay (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w