- Về hình thức giám sát
d) Kết quả thu về so với chi phí bỏ ra.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội Bình Phước
Bình Phước là tỉnh miền núi, biên giới, dân tộc, kinh tế chủ yếu là phát triển cây công nghiệp, thuộc vùng miền Đông Nam Bộ được tái lập từ ngày 01/01/1997, trung tâm tỉnh lỵ đặt tại Thị xã Đồng Xoài cách Thành phố Hồ Chí Minh 110 km, là đầu mối giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và quốc tế, nơi có tốc độ tăng trưởng cao nhất nước.
Vị trí địa lý:
Phía Đơng giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nơng. Bình Phước có đường biên giới dài 240km giáp với Vương quốc Campuchia (giáp 3 tỉnh: Kongpongchàm, Kratie, Mundulkiri) là cửa ngõ và là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và nước bạn Campuchia.
Tình hình kinh tế - xã hội:
Bình Phước là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cùng với các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh; nhưng là một tỉnh nghèo so với khu vực. Tuy tốc độ phát triển kinh tế trong những năm qua luôn ở mức hai con số trên 14%, nhưng GDP bình qn đầu người vẫn cịn rất thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
Đặc điểm xã hội:
Về hành chính: tỉnh Bình Phước có 10 đơn vị hành chính cấp huyện với
+ Dân số: tính đến 31/12/2008 khoảng 861.931 người. Tuy là tỉnh có quy mơ dân số khơng lớn, nhưng tốc độ tăng dân số (chủ yếu là tăng cơ học) đứng vào loại cao trong cả nước, mức tăng bình quân cả năm là trên 5% (cả nước là 1,42%, miền Đông Nam Bộ là 2,54%). Tỷ lệ dân cư sống ở nông thôn là chủ yếu (chiếm gần 85%). Mật độ dân số 124 người/km2.
+ Dân tộc: Bình Phước rất đa dạng về thành phần dân tộc, tồn tỉnh có 41 thành phần dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 81%, cịn lại gần 20% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Nguồn lao động khá dồi dào, 441.000 người trong độ tuổi lao động.
Về kinh tế:
Cụm công nghiệp: Bình Phước mới chỉ có 02 cụm, đó là Cụm cơng
nghiệp Nam Bình Phước, quy mơ 42ha và Cụm cơng nghiệp Minh Hưng - Bù Đăng, quy mô 40ha.
Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư thuộc huyện Lộc Ninh, được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ngày 05/01/2005 với tổng diện tích là 28.600ha (trong đó khu trung tâm chiếm 2.100ha). Được xác định là đầu mối giao lưu giữa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, trong tương lai, tuyến xe lửa xuyên Á sẽ đi qua khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư và tới Xanuol (Campuchia), từ đó đi Phnơngpênh và liên thơng đi các nước trong khu vực. Tuyến quốc lộ 13 sẽ nối với đường bộ qua Lào, Mianma, Trung Quốc. Do vậy, Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư sẽ là nơi tập kết trung chuyển hàng hóa và là đầu mối giao thương quan trọng từ các nước Đông Nam Á và các nước Bắc Trung Á vào Việt Nam và ngược lại.
- Địa hình và khí hậu: tổng qt có thể xếp địa hình vùng lãnh thổ
Bình Phước vào loại cao ngun, ở phía Bắc và Đơng Bắc dạng địa hình đồi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam. Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4.
Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,80C - 26,20C; thấp nhất từ 21,5 - 220C; cao nhất từ 31,7-32,20C.
- Tài nguyên đất: tổng diện tích tự nhiên 685.735ha, trong đó, đất có
chất lượng trung bình trở lên thích hợp cho sản xuất nơng - lâm nghiệp là 510.262ha, chiếm 74,43% diện tích tự nhiên, trong đó đất có độ phì cao, đất đỏ bazan chiếm tỷ lệ cao, đất kém chất lượng chỉ có 1,0% tổng diện tích tự nhiên. Đất có tầng phong hóa khá dày, chất lượng tốt, đây là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với nhiều ngành kinh tế nhất là đối với ngành nông - lâm nghiệp, cho phép phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, cà phê… kết hợp với chế biến sẽ tạo ra sản phẩm có giá trị cao.
- Tài nguyên rừng: tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh chiếm
351.629 ha, bằng 51,3% tổng diện tích đất tồn tỉnh. Trong đó đất có rừng là 165.701 ha, bằng 47,12% so diện tích đất lâm nghiệp. Rừng tự nhiên ở Bình Phước giàu về trữ lượng, phong phú về chủng loại, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ mơi trường sinh thái cho vùng Đơng Nam Bộ, có tác dụng điều hịa dịng chảy của các con sông lớn như sông Bé, sông Đồng Nai, sơng Sài Gịn, giảm lũ lụt đột ngột và đảm bảo nguồn sinh thủy trong mùa khô kiệt.
- Tài nguyên nước: nguồn nước mặt bao gồm một số sông lớn chảy
qua như sông Đồng Nai, sơng Bé, sơng Sài Gịn và nhiều suối lớn phân bổ trên khắp địa bàn. Có nhiều hồ đập như hồ Đồng Xồi, hồ suối Cam, đập thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng. Nguồn nước ngầm các vùng thấp dọc theo các con sơng và suối, nhất là theo phía Tây Nam của tỉnh có nguồn nước khá phong phú có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế.
Ngoài việc khai thác nước cho nơng nghiệp, cơng nghiệp và sinh hoạt cịn có tiềm lực khai thác thủy điện. Hiện nay, ngoài Thủy điện Thác Mơ đang cung cấp 150.000 Kw điện sinh hoạt và sản xuất, tỉnh còn đang tiến hành xây dựng thủy điện Cần Đơn, Sócphumiêng, Phước Hịa, Đắcka.
- Tài ngun khống sản: trên địa bàn Bình Phước có 20 loại khống
sản, trong đó sét, kaolin, cát, đá, mỏ đá vơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng… là loại khống sản có trữ lượng nhiều nhất. Đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, khống sản có tiềm năng triển vọng khác nhau. Nhìn chung, tài ngun khống sản cịn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác nhiều.
- Kết cấu hạ tầng:
Một trong những điều kiện tạo nên sự quan tâm hàng đầu đối với các nhà đầu tư hiện nay là vấn đề kết cấu hạ tầng của địa phương. Do vậy, ngay từ khi tái lập tỉnh đến nay các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bình Phước luôn quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo nền tảng kêu gọi đầu tư tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân trong tỉnh.
Về kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh giao thông được thông
suốt nối trong và ngồi tỉnh; gồm 03 tuyến đường chính:
Quốc lộ 13 từ Thành phố Hồ Chí Minh, qua Bình Dương đi theo hướng Nam - Bắc qua trung tâm huyện Chơn Thành, huyện Bình Long đến điểm cuối là cửa khẩu Hoa Lư (giáp ranh Vương quốc Campuchia) đã mở rộng đổ bê tông nhựa với 04 làn xe đến huyện Bình Long.
Quốc lộ 14 nối các tỉnh Tây Nguyên qua Bình Phước về Thành phố Hồ Chí Minh, sắp tới sẽ nối với Tây Nam Bộ (đoạn đi qua thị xã Đồng Xoài dự kiến mở rộng 4-6 làn xe).
Đường ĐT 741: kết nối trung tâm tỉnh với các huyện Đồng Phú, Phước Long có hướng gần như song song với Quốc lộ 13, đây là tuyến đường nối với Thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Phước có chiều dài tuyến 135,8 km (67 km đường bê tông nhựa 04 làn xe; 50,8 km đường láng nhựa và 18 km đường sỏi đỏ). Điểm đầu tại Bàu Trư (giáp ranh tỉnh Bình Dương), điểm cuối tại xã Bù Gia Mập (giáp ranh tỉnh Đắk Nơng).
Ngồi ra, các tuyến đường nối với các tỉnh Tây Ninh, Lâm Đồng đã được láng nhựa; đường nối với tỉnh Đồng Nai đang chuẩn bị nâng cấp mở rộng. 100% xã, phường có đường ơ tơ đến trung tâm và hầu hết đều là đường nhựa. Ngồi ra cịn có nhiều đường giao thông nông thôn nối liền các trung tâm lớn trong toàn tỉnh rất thuận lợi. Trong tương lai sẽ có tuyến đường sắt xuyên Á đi qua cửa khẩu quốc tế Hoa Lư của Bình Phước và tuyến đường sắt từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Đắc Nơng (Tây Ngun) qua Bình Phước. Tuyến đường xuyên Á sẽ nối với các nước Campuchia, Lào, Myanma, Malaysia, Thái Lan thuận lợi cho lưu thơng hàng hóa và người qua lại giữa các nước trong khu vực.
Kết cấu hạ tầng điện: Mạng lưới điện quốc gia đã được chú trọng đầu
tư và phát triển. Lưới điện truyền tải của tỉnh có các đường dây: 500KV, 220KV, 110KV và các đường dây trung, hạ thế phủ khắp toàn tỉnh với hơn 5.000km, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Ngồi ra Bình Phước cịn có nhà máy thủy điện Thác Mơ công suất 150MW, thủy điện Cần Đơn công suất 72MW, thủy điện Srok Phu Miêng công suất 66MW và một số thủy điện nhỏ khác.
Kết cấu hạ tầng nước: Nhà máy nước Đồng Xồi cơng suất 5.000m3/ngày (đang nâng cấp lên 10.000-15.000m3/ngày), nhà máy nước Thác Mơ, Phước Bình, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đăng có cơng suất 3.000m3/ngày. Hiện nay, tỉnh đang đầu tư xây dựng 2 nhà máy nước phục vụ cho các khu công nghiệp ở huyện Chơn Thành và huyện Đồng Phú. Ở các xã đều có hệ thống cấp nước sinh hoạt. Tồn tỉnh hiện có 45 cơng trình thủy lợi với 38 hồ chứa, 7 đập dâng có năng lực thiết kế tưới khoảng 5.000ha.
Kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thơng: Mạng lưới bưu chính viễn
thơng đã được đầu tư đến tận địa bàn xã, phường, thị trấn, đáp ứng yêu cầu giao thông liên lạc quốc tế, truyền dẫn thơng tin kỹ thuật số. Sóng điện thoại di động được phủ khắp các thị trấn trung tâm các huyện lỵ toàn tỉnh.
Về thương mại - du lịch: Thương mại tỉnh Bình Phước có đặc điểm
chung là phát triển khá tập trung tại các thị xã, thị trấn và những trung tâm trong tỉnh. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh bao gồm mủ cao su, hạt điều nhân, hạt tiêu… Là một tỉnh thuộc vùng chuyển tiếp của đồng bằng lên cao ngun, có nhiều sơng suối, ghềnh thác, hồ đập, quần thể thực vật khá phong phú có thể phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, cịn có nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng, căn cứ cách mạng của hai cuộc kháng chiến với hệ thống giao thơng thuận lợi sẵn có. Tồn tỉnh có 12 di tích lịch sử đã được xếp hạng, trong đó có 9 di tích cấp Trung ương, 3 di tích cấp tỉnh có thể phục vụ cho mục đích du lịch. Hiện nay, tỉnh đã triển khai dự án khu du lịch sinh thái Bà Rá-Thác Mơ với đường dây cáp treo, mời gọi các nhà đầu tư cho các dự án khu vui chơi giải trí tổng hợp hồ Suối Cam, khu cơng viên văn hóa tỉnh (thị xã Đồng Xồi), dự án khu du lịch phức hợp Cầu 38 (huyện Bù Đăng); dự án phát triển du lịch sinh thái thể thao đầu nguồn sông Đồng Nai (huyện Bù Đăng); dự án khu di tích lịch sử Bộ chỉ huy Miền (chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh - 1975) và du lịch sinh thái huyện Lộc Ninh …
Dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp: Hệ thống ngân hàng đã phát
triển đều khắp các huyện, thị và các cụm liên xã. Bên cạnh các chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh như: Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Cơng thương cịn có các chi nhánh ngân hàng cổ phần như: SacomBank, Ngân hàng Nam Á, Đơng Á, An Bình, Á Châu. . . đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của các doanh nghiệp và nhân dân.
Hệ thống thông tin đại chúng đã phát triển đều khắp, bao gồm: Đài phát thanh - truyền hình, Báo Bình Phước phát hành 4 số/tuần và mạng lưới đài phát thanh các huyện thị. Báo điện tử Bình Phước cũng đã đi vào hoạt động từ tháng 6/2009, cập nhật và phổ biến thông tin kịp thời cho Đảng bộ và nhân dân Bình Phước.
Các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh đã có sự phát triển nhanh và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mở cửa và hội nhập với sự phát triển kinh tế cả vùng, khu vực phần nào cho thấy được sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu của nhân dân, cán bộ công chức, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh cũng như những quyết định đúng đắn của HĐND tỉnh trong thời gian qua.
Thơng qua việc xem xét và phân tích kỹ những điều kiện, mơi trường sống và làm việc của nhân dân Bình Phước, để thấy được những thuận lợi khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp tỉnh (đặc biệt là hoạt động giám sát). Từ những đề xuất, kiến nghị giải pháp phù hợp nhằm phát huy vai trò của HĐND trong hoạt động giám sát các vấn đề ở địa phương cơ sở để xứng đáng là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương - đảm bảo được bản chất dân chủ của Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh.