- Về hình thức giám sát
b) Tổ chức bộ máy, hoạt động của Thường trực và các Ban HĐND cấp tỉnh.
Ban HĐND cấp tỉnh.
Yếu tố này đòi hỏi HĐND phải có một bộ máy hoạt động đủ khả năng thực hiện một cách tốt nhất chức năng giám sát trong phạm vi quyền hạn của mình. Bất kỳ cơ quan nào, nếu có một tổ chức hợp lý và đồng bộ sẽ tạo nên guồng máy làm việc nhịp nhàng và hiệu quả.
HĐND là cơ quan quyền lực tại địa phương, cùng với đặc điểm đa số đại biểu HĐND làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và giám sát nói riêng. Hơn nữa, HĐND là một cơ quan mang tính chất đại diện ở địa phương, nên về mặt tổ chức trước đây cũng như hiện nay vẫn chưa thực sự được chú ý cả về lý luận và thực tiễn. Để thực hiện tốt chức năng giám sát của mình, HĐND ngày càng chú trọng hồn thiện về mặt tổ chức. Từ khi HĐND mới chỉ có một ban thư ký đại biểu, khơng có thường trực, đến nay HĐND đã thành lập các cơ quan của mình: Thường trực HĐND, các ban HĐND, trong đó đã có những đại biểu hoạt động chuyên trách, phần nào đáp ứng được nhu cầu công việc thực tế. Tuy nhiên, với tình hình nhiệm vụ như hiện nay, cần phải tập trung nghiên cứu đổi mới về mặt tổ chức bộ máy của HĐND, trong đó điều quan trọng là phải nâng cao chất lượng, số lượng đại biểu HĐND, đặc biệt là tăng cường đại biểu hoạt động chuyên trách và nâng cao năng lực của bộ máy giúp việc cho HĐND. Có như vậy mới đảm bảo được hoạt động giám sát của HĐND có hiệu quả.