Bối cảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Kạn có ảnh hƣởng đến việc thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 30 - 33)

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

2.1. Bối cảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Kạn có ảnh hƣởng đến việc thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt

đến việc thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Nhân dân tỉnh

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.

Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.996 ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 44.116 ha, chiếm 9,08%; đất lâm nghiệp 413.366 ha chiếm 85,05%; đất khác (đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng…) là 28.514 ha, chiếm 5,87%. Đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả…

Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thành phố (thành phố Bắc Kạn) và 07 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm) với 108 xã, phường, thị trấn.

Dân số Bắc Kạn (tính tại thời điểm ngày 01/4/2019) là 313.905 người, đứng thứ 63 trên cả nước. Trong đó, dân tộc Kinh có 37.615 người, chiếm 11,98%; dân tộc Tày có 165.055 người, chiếm 52,58%; dân tộc Nùng có 28.709 người, chiếm 9,15%; dân tộc Dao có 56.063 người, chiếm 17,86%; dân tộc Mông có 22.607 người, chiếm 7,20%, dân tộc Sán Chay là 1.680 người, chiếm 0,54%; còn lại là dân tộc khác có 2.176 người, chiếm 0,69%. Mật độ dân số là 65 người/km2

./.

Đến nay, trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, mặc dù điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã chủ động vượt qua mọi thử thách, cùng cả nước đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Tốc độ tăng trưởng kinh

tế bình quân 20 năm qua đạt 11,5%/năm. Tổng sản phẩm GDP của tỉnh năm 2016 ước tăng gấp 23,5 lần so với năm 1997. GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 26,5 triệu đồng/người, tăng gấp 21,2 lần so với năm 1997. Đến nay, 100% xã đã có đường giao thông đến trung tâm; trên 80% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; dự kiến hết năm 2016 toàn tỉnh có 79 trường học đạt chuẩn quốc gia... Công tác xóa đói, giảm nghèo được quan tâm, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015, cả tỉnh còn 11,6% hộ nghèo. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tiếp tục phát triển. Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng. Công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường và giữ vững, công tác đối ngoại được mở rộng. Sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc ngày càng được tăng cường, góp phần vào sự ổn định, phát triển của địa phương; công tác dân tộc, tôn giáo được thực hiện đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước... Nhiệm vụ quốc phòng được tăng cường, củng cố vững chắc; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng được chú trọng toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; hệ thống chính trị được củng cố ngày càng vững mạnh, từng bước đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đảng bộ tỉnh đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt; phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến năm 2000, toàn tỉnh có 325 Đảng bộ cơ sở, 1.026 Chi bộ, 13.618 đảng viên, bằng 4,85% dân số. Sau 4 năm, toàn tỉnh kết nạp được 4.000 đảng viên.

Cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua việc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN nói riêng và thực hiện CKMB trong tổ chức và hoạt động của các CQNN, của hệ thống chính trị luôn được chú trọng. Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phát huy được vai trò giám sát việc thực hiện CKMB của các CQNN và hệ thống chính trị nói chung, của UBND tỉnh nói riêng, góp phần xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội nêu trên tác động đến việc THPL về CKMB trong tổ chức, hoạt động của UBND tỉnh Bắc Kạn theo cả hai hướng thuận lợi và khó khăn, cụ thể như sau:

Thuận lợi: Do chính quyền các cấp được xây dựng vững chắc từ cơ sở, việc

thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về CKMB; Luật PCTN 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2005, 2007), Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, Thông tư của Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành THPL về PCTN được đảm bảo. Đây là cơ sở chính trị, pháp lý cho việc thực hiện hiệu quả các quy định pháp luật về CKMB trong tổ chức và hoạt động của CQNN các cấp ở tỉnh Bắc Kạn nói chung, ở UBND tỉnh nói riêng.

Khó khăn: Bắc Kạn là tỉnh miền núi, địa bàn khá rộng, địa hình chia cắt,

phức tạp, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Dao, Mông, …) chiếm tới trên 90% dân số toàn tỉnh, với trình độ nhận thức pháp luật và truyền thống văn hoá khác nhau nên việc tổ chức thực thi chính sách, pháp luật của nhà nước nói chung và chính sách, pháp luật về CKMB trong hoạt động của các CQNN nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Chẳng hạn như sự không đồng đều trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về CKMB ở các đơn vị cơ sở, trong đó các xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống hiệu quả thực thi pháp luật có phần kém hơn. Ở các xã này, hình thức công khai chủ yếu mới là công bố trong các cuộc họp cơ quan hoặc gửi tài liệu tại hội nghị để những người quan tâm nghiên cứu, chưa có công khai trên trang thông tin điện tử; công khai hình thức, nhất là trong việc thi, tuyển dụng CBCC, viên chức; vẫn có tình trạng lạm dụng bảo mật thông tin dẫn đến thiếu CKMB với nhân dân và trong nội bộ. Bên cạnh đó, trình độ sử dụng CNTT và phương thức tiếp cận thông tin của người dân cũng còn hạn chế. Việc ứng dụng CNTT trong kiểm soát các giao dịch về tài sản, kiểm soát thu nhập chậm được thực hiện, mới chỉ được áp dụng trong những năm gần đây, chủ yếu đối với các giao dịch sử dụng ngân sách và ở thành phố Bắc Kạn và một số thị trấn trong các huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 30 - 33)