Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của Ủy ban Nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 95 - 99)

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

2.4. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của Ủy ban Nhân dân

luật về công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn

Việc THPL về CKMB trong tổ chức, hoạt động của UBND tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, đáng ghi nhận, tuy nhiên xét tổng quát vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Đối với CKMB chính sách, pháp luật trên cổng thông tin điện tử của địa phương và việc CKMB trong một số lĩnh vực tại tỉnh Bắc Kạn vẫn còn rất thấp. Theo Báo cáo đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh 2017 (PACA INDEX 2017) có tới 33 tỉnh đạt điểm tuyệt đối (9/9) ở nội dung này, song có 4 tỉnh được xem là yếu nhất, bao gồm Vĩnh Phúc (2.0); Đồng Tháp (1.0), Hậu Giang (0.2) và Bắc Kạn (0.0). PACA thậm chí đánh giá Bắc Kạn hầu như không thực hiện việc công khai minh bạch trong năm 2017 [15, tr.30].

Bên cạnh đó, về kết quả phát hiện các hành vi tham nhũng: Qua rà soát kết quả đánh giá, PACA 2017 cũng chỉ ra rằng Bắc Kạn là địa phương đạt điểm số thấp nhất ở nội dung này, chỉ với 2,39/25 điểm (tương đương với 9,56%). Kết quả này thấp hơn

lần điểm số ở cùng nội dung ở PACA 2016 hơn 3 lần (9/25 điểm). Phân tích cụ thể tài liệu cho thấy, tỉnh Bắc Kạn đạt được điểm số này chỉ thông qua công tác điều tra, truy tố, xét xử. Điều đó nghĩa là địa phương cần phải cố nhiều nỗ lực hơn nữa trong áp dụng các biện pháp việc phát hiện các hành vi tham nhũng [15, tr.40].

Tóm lại, từ những đánh giá của PACA như trên, có thể thấy việc THPL về CKMB trong tổ chức, hoạt động của chính quyền tỉnh Bắc Kạn nói chung, của UBND tỉnh Bắc Kạn nói riêng vẫn còn một số mặt hạn chế cụ thể đó là:

+ Việc niêm yết công khai tại Trung tâm hành chính công của tỉnh và các huyện/thành phố về các thủ tục hành chính, quy định về mức phí, lệ phí công dân, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện trong các lĩnh vực quản lý nhà nước chưa đầy đủ, chưa kịp thời, nhất là những quy định mới chậm được cập nhật.

+ Hình thức CKMB về tình hình, kết quả hoạt động của UBND tỉnh cũng như các đơn vị trực thuộc rất hạn chế, chủ yếu bằng hình thức công bố tại hội nghị, báo cáo nộp lên cơ quan cấp trên theo quy định và thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

+ Việc công khai kết quả hoạt động bằng các hình thức khác như: Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc đưa lên trang thông tin điện tử hầu như chưa thực hiện, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực “nhạy cảm” như tài chính, công tác cán bộ,...

+ Việc công khai thông tin tuyển dụng CBCC, viên chức; thi nâng ngạch, chuyển ngạch công chức, viên chức có phần mang tính hình thức, chưa đảm bảo khách quan. Chủ yếu bằng hình thức thông báo về UBND cấp xã, thông báo trên sóng của Đài truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện/thành phố nhưng thời gian rất gấp nên phần lớn các trường hợp khi thí sinh tự do nắm được thông tin cũng là thời điểm hết hạn nộp hồ sơ, làm mất cơ hội của nhiều thí sinh.

+ Việc niêm yết công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện phải kê khai tại cơ quan, đơn vị chưa đảm bảo cả về số

lượng bản kê khai và thời gian niêm yết. Có rất ít cơ quan niêm yết và thời gian thực hiện ngắn.

+ Việc hoạch định chính sách, công tác quy hoạch, việc triển khai xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội... chưa chú trọng tham vấn ý kiến người dân, nhất là các đối tượng trực tiếp thụ hưởng, trực tiếp chịu ảnh hương của chính sách dẫn đến hệ quả một mặt là không đảm bảo dân chủ, mặt khác là chính sách, công trình kém hiệu quả, gây lãng phí.

+ Cơ chế giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với hoạt động của các cơ quan, đơn vị hành chính còn có phần mang tính hình thức; chưa có cơ chế đảm bảo cho hoạt động giám của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của PAPI 2018 (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công ở Việt Nam năm 2018), việc CKMB tại Bắc Kạn nói chung, UBND tỉnh Bắc Kạn nói riêng vẫn còn một số hạn chế như:

- Sự tham gia của người dân vào đời sống chính trị và việc ra quyết định ở cấp cơ sở chỉ ở mức trung bình thấp (PAPI 2018, trang 53-54);

- Việc CKMB trong việc ra quyết định ở địa phương ở bốn nội dung thành phần như: tiếp cận thông tin, CKMB danh sách hộ nghèo, ngân sách cấp xã, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và khung giá bồi thường thu hồi đất ở mức trung bình cao (PAPI 2018, trang 59 – 60);

- Chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công bao gồm các nội dung chủ yếu: Kiểm soát tham nhũng trong CQĐP, kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công, công bằng trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực công, quyết tâm chống tham nhũng chỉ ở mức trung bình thấp (PAPI 2018, trang 72 – 73).

- Chỉ số thủ tục hành chính công- chỉ số đo lường chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công ở những lĩnh vực cần thiết nhất cho đời sống của người dân, bao gồm: dịch vụ chứng thực, xác nhận của chính quyền cơ sở; dịch vụ cấp giấy phép xây dựng; dịch vụ cấp GCNQSD đất; dịch vụ hành chính công cấp xã, phường, chỉ số này ở Bắc Kạn vẫn còn ở mức trung bình thấp (PAPI 2018, trang 79 – 80).

Tiểu kết Chƣơng 2

Trong những năm qua, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng việc thực hiện pháp luật về CKMB trong tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật nhưng chưa đồng bộ ở các ngành, các lĩnh vực quản lý nhà nước. Một số ngành, lĩnh vực có biểu hiện thực hiện một cách hình thức, thậm chí là né tránh việc CKMB.

Từ nghiên cứu thực tiễn ở UBND tỉnh Bắc Kạn, có thể thấy yêu cầu cấp thiết là với việc thúc đẩy sự thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời quy định của pháp luật về CKMB (bao gồm Luật PCTN, các đạo luật và các văn bản bản quy phạm

pháp luật điều chỉnh các ngành, các lĩnh vực hoạt động của UBND tỉnh) từ công

tác lựa chọn cán bộ để tổ chức bộ máy đến công tác xây dựng chính sách và hoạt động của chính quyền gắn với cải cách hành chính nhằm hai mục tiêu lớn là tôn trọng, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBND tỉnh.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 95 - 99)