Thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong lĩnh vực nông nghiệp & phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 85 - 90)

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

2.3.13. Thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong lĩnh vực nông nghiệp & phát triển nông thôn

nghiệp & phát triển nông thôn

Theo pháp luật hiện hành về PCTN, trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, phải CKMB các nội dung sau: Chính sách khuyến khích về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và các chương trình về phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng; điều kiện, trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, đăng ký quyền sử dụng rừng; Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, khai thác, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản.

CKMB chính sách khuyến khích về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và các chương trình về phát triển nông nghiệp, nông thôn

Giai đoạn 2014 – 2018, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định chuyên đề công tác xây dựng nông thôn mới (NTM); các văn bản chỉ đạo, điều hành, đôn đốc

hướng dẫn để chỉ đạo Ban chỉ đạo, ban quản lý các xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, chú trọng việc ban hành và thực hiện các chính sách phát triển nông, lâm, ngư nghiệp như chính sách hỗ trợ dồn điền đổi thửa để mở rộng quy mô và cơ giới hóa sản xuất; cho vay ưu đãi hộ nghèo, cận nghèo để phát triển sản xuất; ban hành các chính sách hỗ trợ cho các hộ trồng cây ăn quả có múi (cây cam, quýt Quang Thuận, Dương Phong huyện Bạch Thông); cây dong riềng, cây nghệ (xã Côn Minh, Hảo Nghĩa huyện Na Rì, xã Chu Hương, Địa Linh, Yến Dương huyện Ba Bể); cây chuối tại các huyện Ba Bể, Pắc Nặm; chính sách hỗ trợ nuôi cá tại Cẩm Giàng, Bạch Thông...

Việc triển khai thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn đã đảm bảo trình tự từ việc nghiên cứu thực tế, tham vấn ý kiến chuyên gia, lấy ý kiến cộng đồng dân cư được thụ hưởng chính sách, đánh giá tác động kinh tế - xã hội của các chính sách..., đảm bảo CKMB và được nhân dân đồng tình hưởng ứng, thực hiện có hiệu quả. Định kỳ, hàng năm tổ chức sơ kết việc triển khai kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đánh giá kết quả thực hiện các chính sách của địa phương.

Bằng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn từ các chương trình, dự án, nguồn vốn trong nhân dân dân, trong 5 năm đã triển khai 650 mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, như: Mô hình cải tạo đàn trâu, đàn bò địa phương; nuôi gà thả vườn; mô hình nuôi lợn bản địa; mô hình ngân hàng trâu cái sinh sản; mô hình phát triển kinh tế rừng ... Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như: Hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy nông nghiệp, thiết bị phục vụ sản xuất, vắc xin phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất cây ăn quả có múi mang lại hiệu quả kinh tế cao; hoàn thành việc xây dựng chỉ dẫn địa lý quýt, ổi Quang Thuận, Dương Phong, dong riềng Ba Bể, Na Rì. Có định hướng cho nông dân sản xuất cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn Vietgap...

Bảng2.13: Kết quả thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh

Bắc Kạn giai đoạn 2014 – 2018 [18, 19, 20, 21, 22].

Năm Kết quả thực hiện

2014

- Về trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 173.030 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 561kg/người/năm. Trong đó: cây lúa (sản lượng đạt 108.410 tấn), ngô (sản lượng đạt 63.906 tấn); đối với cây thuốc lá (đạt 2.445 tấn); khoai môn (sản lượng 1.924 tấn/ha); cây mía (sản lượng 1.924 /1.21 tấn/ha); diện tích trồng mới cây đặc sản, cây ăn quả: cây cam, quýt được 170ha, cây hồng không hạt trồng mới được 67ha;

- Về chăn nuôi – thủy sản: tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 15.451 tấn, tổng đàn gia súc khoảng 94.400 con; nuôi lợn khoảng 450.000 con, gia cầm đạt khoảng 3.100.000 con; diện tích ao nuôi thủy sản khoảng 1.122ha, sản lượng đạt 1.201 tấn.

- Về lâm nghiệp: trồng mới khoảng 10.295ha rừng, công tác bảo vệ và khoanh nuôi rừng tái sinh được tăng cường (tổng diện tích thực hiện giao khoán bảo vệ khoanh nuôi tái sinh rừng đạt khoảng 100.968,27ha).

- Về chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM):

+ Có 07 xã đạt 10-14 tiêu chí, 70 xã đạt 5-9 tiêu chí, 35 xã đạt dưới 5 tiêu chí và không trắng tiêu chí; Toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được 69,9km đường trục xã, liên xã, bê tông hóa 46,7km đường trục thôn;

2015

- Về trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 185.247 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 600kg/người/năm. Trong đó: cây lúa (sản lượng đạt 117.099 tấn), ngô (16.415 ha, sản lượng đạt 67.410 tấn); cây thuốc lá (đạt 2.445 tấn); cây dong riềng (trồng 720 ha); diện tích trồng mới cây đặc sản, cây ăn quả: cây cam, quýt được 200 ha, cây hồng không hạt trồng mới được 60 ha;

- Về chăn nuôi – thủy sản: tổng đàn gia súc khoảng 82.924 con; nuôi lợn đạt khoảng 221.111 con, gia cầm đạt khoảng 2.023.000 con; diện tích ao nuôi thủy sản khoảng 1.120 ha, sản lượng đạt 1.344 tấn.

- Về lâm nghiệp: trồng mới khoảng 8.908 ha rừng, công tác bảo vệ rừng: lập biên bản 361 vụ vi phạm, xử phạt nộp ngân sách 3.141 triệu đồng.

Năm Kết quả thực hiện

- Về chương trình xây dựng NTM: Có 03 xã đạt 15-18 tiêu chí, 20 xã đạt 10-14 tiêu chí, 81 xã đạt 5-9 tiêu chí, 8 xã đạt dưới 5 tiêu chí;

2016

- Về trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực đạt 184.362 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 580kg/người/năm. Trong đó: cây lúa (sản lượng đạt 117.036 tấn), ngô (16.418ha, sản lượng đạt 63.676 tấn); cây lạc ước đạt 914 tấn; khoai lang đạt 2321; cây dong riềng (trồng 568ha, sản lượng 39.870 tấn);

- Về chăn nuôi – thủy sản: tổng đàn gia súc khoảng 63.250 con; nuôi lợn đạt khoảng 215.000 con, gia cầm đạt khoảng 1.800.000 con; diện tích ao nuôi thủy sản khoảng 1.190 ha, sản lượng đạt 1.702 tấn;

- Về lâm nghiệp: trồng mới khoảng 7.023 ha rừng, đã tổ chức 380 cuộc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bảo vệ rừng cho 13.820 lượt người tham gia.

- Về chương trình xây dựng NTM: Tổng nguồn vốn đầu tư NSNN hỗ trợ đã giao cho các huyện/thành phố 87,7 tỷ đồng và vốn sự nghiệp là 26,5 tỷ đồng.

2017

- Về trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 182.712 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 570kg/người/năm. Sản lượng cây trồng cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu so với năm 2016: thuốc lá tăng 20%, dong riềng tăng 60%, khoai môn tăng 16%, gừng tăng 80%, cam quýt tăng 20%, hồng không hạt tăng 54%;

- Về chăn nuôi – thủy sản: UBND tỉnh đã triển khai các biện pháp hỗ trợ chăn nuôi theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT tại Công văn số 3609/BNN- CN ngày 28/4/2017, qua đó tổng đàn vật nuôi phát triển ổn định, đàn đại gia súc tăng 1%, đàn dê tăng 8,3% so với năm 2016, sản lượng thịt hơi đạt 20.159 tấn;

- Về lâm nghiệp: trồng mới khoảng 7.228,87 ha rừng; UBND tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 12 dự án trồng rừng, số vốn đăng ký là 1.044 tỷ đồng, cấp 2.005 giấy phép khai thác, sản lượng gỗ đạt 160.400m3;…;

- Về chương trình xây dựng NTM: Ban chỉ đạo tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 337/HD-BCĐ ngày 07/9/2017 về việc thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn

Năm Kết quả thực hiện

mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 -2020 theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/10/2016; Công nhận thêm 07 xã nông thôn mới;

2018

- Về trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 178.615 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 553kg/người/năm. Trong đó: cây lúa (diện tích gieo cấy lúa ruộng là 23.336 ha, sản lượng đạt 115.055 tấn), ngô (15.024 ha, sản lượng đạt 63.316 tấn); trong tháng 12/2018, UBND tỉnh đã tổ chức tuần lễ giới thiệu sản phẩm cam, quýt và một số đặc sản Bắc Kạn tại thành phố Hà Nội.

- Về chăn nuôi – thủy sản: sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 22.500 tấn, phát triển được 13 gia trại trâu bò, 21 gia trại lớn, 03 gia trại gia cầm, 02 trang trại trâu bò, 05 trang trại lợn; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.356 ha, sản lượng 2.262 tấn.

- Về lâm nghiệp: trồng mới khoảng 6.909 ha rừng, tổ chức 912 cuộc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bảo vệ rừng, phát hiện và lập biên bản 401 vụ vi phạm trong đó có 81 vụ phá rừng trái phép.

- Về chương trình xây dựng NTM: Có 09 xã đạt chuẩn và được công nhận xã nông thôn mới, tăng 07 xã so với năm 2016; UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo huyện Ngân Sơn xây dựng đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020. Đề án được phê duyệt trong tháng 11/2018 với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 4%/năm.

Từ một kết quả trên có thể rút ra một số nhận xét, như sau:

- Ưu điểm: Việc CKMB trong việc ban hành và thiện các chính sách hỗ trợ

phát triển nông nghiệp, nông thôn đã có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh: Kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, có giá trị thu nhập cao trên một đơn vị diện tích, trong đó tập trung vào 4 loại cây trồng chính là cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi), cây dong riềng, cây hồng không hạt và cây mía; Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, xuất hiện nhiều mô hình điển hình

làm kinh tế giỏi trong phong trào sản xuất có thu nhập hàng tỷ đồng/năm; Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,9%, tổng giá trị gia tăng theo giá hiện hành đạt 9.962 tỷ đồng. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được các cấp, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện, đến hết năm 2018, tỉnh Bắc Kạn được công nhận thêm 06 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 15 xã và bình quân mỗi xã đạt 10,9 tiêu chí.

- Hạn chế: Nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn chủ

yếu từ NSNN, các nguồn lực từ khoản đóng góp của nhân dân và nguồn xã hội hóa còn rất thấp.

CKMB về trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, khai thác, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, khai thác, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản,... thực hiện theo Quyết định số 2299/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Kạn ngày 28/12/2018 về công bố Danh mục thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa tại các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh

(được niêm yết công khai tại Trung tâm hành chính công tỉnh).

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 642 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật); 148 cơ sở kinh doanh thuốc thú y; 128 cơ sở chế biến nông, lâm, thủy hải sản. Các cơ sơ kinh doanh đều đảm bảo các điều kiện và hoạt động theo quy định. Giai đoạn 2014 - 2018, qua kiểm tra, các cơ quan có thẩm quyền tại địa bàn tỉnh và các huyện đã tạm đình chỉ 16 lượt cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, 03 cơ sở bán phân bón hóa học do bày bán một số thuốc hết hạn sử dụng, phân bón kém chất lượng sau đó chủ cơ sở đã khắc phục và được cấp giấy phép kinh doanh trở lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)