Tăng cường thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của Uỷ ban Nhân dân tỉnh cần gắn với việc hoàn thiện và công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 100 - 103)

CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

3.1.3. Tăng cường thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của Uỷ ban Nhân dân tỉnh cần gắn với việc hoàn thiện và công

chức, hoạt động của Uỷ ban Nhân dân tỉnh cần gắn với việc hoàn thiện và công khai quy định về danh mục bí mật nhà nước và cải cách hành chính

Việc công khai danh mục bí mật Nhà nước sẽ tạo điều kiện để người dân thực hiện tốt hơn vai trò giám sát việc thực hiện công khai của các CQNN. Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý để ngăn chặn tình trạng trốn tránh, “lách luật” để từ chối quyền giám sát của công dân. Chính vì vậy, để tăng cường thực hiện CKMB trong tổ chức, hoạt động của các CQNN, cần xác định rõ danh mục bí mật của các bộ, ngành, địa phương. Trên cơ sở đó hạn chế tình trạng phổ biến hiện nay là nhiều cơ quan, đơn vị thường lấy lý do tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước để từ chối cung cấp thông tin.

Bên cạnh đó, để tăng cường THPL về công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của UBND tỉnh, cũng cần gắn với cải cách hành chính. Đó là bởi một trong các mục tiêu của cải cách hành chính là tạo thuận lợi, giảm bớt phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết công việc với các CQNN, qua đó giúp loại bỏ những lực cản do bộ máy nhà nước đối với sự phát triển của xã hội

nói chung và phát triển kinh tế nói riêng. Quá trình cải cách hành chính gắn liền với việc đơn giản hóa các TTHC và quy trình giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp, cũng như xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và CKMB các bộ thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước. Hoàn thiện TTHC chính là việc thực hiện CKMB hoạt động hành chính, giúp người dân và doanh nghiệp hiểu rõ được các quyền, nghĩa vụ của mình, cũng như những thông tin khác có liên quan đến quá trình giải quyết công việc với cơ quan nhà nước về trình tự, thủ tục thực hiện và các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ. Đồng thời, việc này cũng làm giảm tình trạng “đặc quyền về thông tin” - một hiện tượng cản trở quá trình CKMB trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức khi người có thẩm quyền sử dụng những thông tin do mình có hoặc trực tiếp nắm giữ...

UBND tỉnh, với vai trò và chức năng là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất ở địa phương, thực hiện quyền hành pháp, thực hiện quản lý hành chính nhà nước, có vai trò trung tâm trong thực hiện các TTHC càng cần phải CKMB để giúp người dân hiểu rõ và thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của mình hơn. Như vậy, cải cách TTHC là tiền đề thúc đẩy quá trình CKMB trong hoạt động của các CQNN nói chung, của UBND tỉnh nói riêng.

3.1.4. Tăng cường thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ

chức, hoạt động của Uỷ ban Nhân dân tỉnh cần gắn với việcáp dụng bộ quy tắc

ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và giáo dục liêm chính cho cán bộ, công chức

Việc ban hành, công khai và áp dụng các bộ quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo ra những khuôn mẫu, thước đo đối với CBCC trong thi hành công vụ, nhiệm vụ. Qua đó, người dân, tổ chức, doanh nghiệp và chính những đồng nghiệp của CBCC, viên chức có thể giám sát hoạt động của họ. Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp cần đưa ra những yêu cầu về mặt thái độ và hành vi của CBCC, viên chức trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ. Đồng thời, các hình thức xử lý trách nhiệm cũng cần được quy định rõ và tương xứng nhằm đảm bảo việc thực hiện các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp trên thực tế. Như vậy, khi các quy tắc ứng xử và đạo đức nghề

nghiệp được thực hiện một cách nghiêm túc, sẽ góp phần tăng cường CKMB trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Mặt khác, cần thường xuyên giáo dục, nâng cao ý thức của CBCC trong THPL về CKMB và tính liêm chính. Mỗi CBCC phải coi việc THPL về CKMB trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ là trách nhiệm cơ bản của mình. Tính liêm chính thể hiện phẩm chất của mỗi người, song cần được coi như một yêu cầu bắt buộc đối với CBCC - những người là công bộc của nhân dân và phải gương mẫu trước nhân dân. Đồng thời, cần đẩy mạnh tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về CKMB, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức để đội ngũ CBCC nghiêm túc thực hiện.

3.1.5. Tăng cường thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ

chức, hoạt động của Uỷ ban Nhân dân tỉnh cần gắn với việc tăng cường sự tham

gia của nhân dân vào hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước và ứng dụng công nghệ thông tin

Sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước sẽ làm cho các quyết định và chính sách của nhà nước được ban hành sát với thực tế, đồng thời là cơ sở tăng cường tính minh bạch của hệ thống CQNN.

Sự tham gia của nhân dân trong quản lý nhà nước không chỉ được thực hiện thông qua các đại diện do nhân dân bầu ra (cơ quan dân biểu) mà còn được thực hiện trực tiếp thông qua trưng cầu dân ý và thông qua đối thoại trực tiếp, qua các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân bày tỏ chính kiến.

Tăng cường sự giám sát của công dân đối với hoạt động của các CQNN có thể bằng nhiều hình thức, như: thông qua hoạt động giám sát của cơ quan dân biểu, qua giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội mà công dân tham gia sinh hoạt, qua đối thoại trực tiếp giữa công dân với CQNN và CBCC có thẩm quyền.

CNTT ngày càng trở nên hữu dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. CNTT được coi là phương tiện quan trọng để hạn chế tham nhũng, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của các CQNN. Mặt khác, CNTT cũng giúp CQNN, CBCC tiết kiệm thời gian tiếp công dân và các chủ thể

khác đến giao dịch trực tiếp, giảm thiểu công sức tra cứu, tìm kiếm thông tin để cung cấp cho công dân và các chủ thể khác khi giao dịch trực tiếp tại công sở để có thể thực hiện các nhiệm vụ khác.

Ngoài ra, có thể ứng dụng các tiện ích khác của CNTT như: thiết lập đường dây nóng và các dịch vụ tự động trả lời các vấn đề công dân và các chủ thể khác yêu cầu ... cũng là những giải pháp tăng cường CKMB, đồng thời giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian cho cả CQNN, đội ngũ CBCC cũng như người dân và các chủ thể khác khi giải quyết công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)