UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
2.3.5. Thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong lĩnh vực tài chính và ngân sách nhà nước
chính và ngân sách nhà nước
Theo các Luật PCTN năm 2012 và 2018, các cấp ngân sách, đơn vị dự toán ngân sách phải công khai chi tiết số liệu dự toán và quyết toán đã được CQNN có thẩm quyền quyết định, phê chuẩn, kể cả khoản ngân sách bổ sung. Đơn vị dự toán ngân sách có nguồn thu và các khoản chi từ các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật phải công khai mục đích huy động, kết quả huy động và hiệu quả việc sử dụng các nguồn huy động cho cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan và nhân dân nơi trực tiếp thụ hưởng biết.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, ít được thụ hưởng các nguồn viện trợ, tài trợ, vì thế nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2014 -2018 chủ yếu từ nguồn NSNN. Từ năm 2016 trở về trước (thực hiện Luật Ngân sách 2002
và Luật Ngân sách 2015), vào tháng 11 hằng năm Sở Tài chính phối hợp với Ban
Kinh tế - xã hội của HĐND tỉnh thảo luận dự toán ngân sách năm sau của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, sau đó tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về nhu cầu chi ngân sách trong toàn tỉnh. Tại kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về việc giao dự toán thu ngân sách cho tỉnh để thảo luận và quyết định nhiệm vụ thu và phân bổ ngân sách năm sau cho các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, từ năm 2017 (thực hiện Luật Ngân sách 2015, có hiệu lực từ năm ngân sách 2017).
Tại kỳ họp cuối năm, HĐND tỉnh căn cứ Nghị quyết của Quốc hội và quyết định Chính phủ về giao dự toán thu ngân sách cho tỉnh năm sau để xem xét, quyết định nhiệm vụ thu và phân bổ ngân sách năm sau cho đơn vị thụ hưởng ngân sách. Kết thúc năm hành chính, cơ quan thuế tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định; kết thúc năm ngân sách các đơn vị thụ hưởng ngân sách báo cáo quyết toán việc thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định. Tại kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh quyết định thông qua báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách năm trước theo quy định của Luật Ngân sách.
Để tăng cường giám sát, theo dõi việc thực hiện công khai ngân sách, tạo cơ sở dữ liệu công khai ngân sách phục vụ cho khai thác và cung cấp thông tin một cách thuận tiện nhất, góp phần CKMB ngân sách địa phương, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 4686/UBND-KTTCKT ngày 22/8/2019 chỉ đạo Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thực hiện những nội dung sau:
- Đơn vị sử dụng ngân sách các cấp thực hiện công khai ngân sách theo đúng quy định tại Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 và Thông tư số 90/2018/TT- BTC ngày 28/9/2018 của Bộ Tài chính.
- Sở Tài chính thực hiện công khai và tham mưu công khai ngân sách địa phương toàn tỉnh theo đúng quy định tại Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính; đồng thời mở chuyên mục Hỏi và Đáp để giải đáp ý kiến của độc giả về NSNN trên trang thông tin điện tử của Sở Tài chính và xây dựng quy chế vận hành chuyên mục đảm bảo việc tiếp nhận và trả lời ý kiến được kịp thời, thực chất; nghiên cứu xây dựng báo cáo ngân sách công dân cấp tỉnh nhằm giúp người dân địa phương hiểu rõ hơn về NSNN được quản lý như thế nào, qua đó tạo điều kiện cho người dân tham gia vào hoạt động quản lý, giám sát, đảm bảo NSNN được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả hơn.
- UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện công khai ngân sách cấp mình theo đúng quy định tại Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính.
UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Tài chính, UBND cấp huyện, UBND cấp xã khi thực hiện công khai ngân sách, cần phải:
+ Công khai đầy đủ các tài liệu ngân sách theo quy định trong chuyên mục công khai ngân sách.
+ Công khai đúng bảng biểu và yêu cầu nội dung trong các bảng biểu, đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định tại Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính (không công khai báo cáo, số liệu về an ninh, quốc phòng).
+ Định dạng báo cáo, số liệu công khai trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài chính, UBND cấp huyện, cấp xã ở định dạng excel đối với bảng số liệu; định dạng word đối với dạng báo cáo văn bản để thuận tiện cho người sử dụng.
+ Công bố ngày đăng tải tài liệu ngân sách trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài chính, UBND cấp huyện, cấp xã, làm căn cứ xác định việc đăng tải tài liệu kịp thời theo quy định.
Từ thực tế nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Ưu điểm: Công tác tài chính nói chung và công tác xây dựng, thực hiện dự
toán thu, chi ngân sách hằng năm đã đảm bảo đúng luật định; áp dụng đúng quy định của Luật NSNN và văn bản hướng dẫn thi hành, phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên cho hoạt động của bộ máy của hệ thống chính trị và nhu cầu chi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
- Hạn chế:
+ Việc CKMB trong thảo luận giao dự toán và quyết toán thu, chi NSNN hằng năm ở phạm vi h p. HĐND tỉnh quyết định việc phê duyệt báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách do UBND tỉnh trình. Cơ quan thụ hưởng ngân sách rất ít công bố công khai các khoản thu và chi tiêu ngân sách ở cơ quan, đơn vị mình cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên ở đơn vị mình biết. Điều đó, đồng nghĩa với việc chưa đảm bảo về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 của Chính phủ.
+ Thực tế hoạt động của các cơ quan, đơn vị có khá nhiều khoản chi khác không được giải trình minh bạch trong nội bộ.