UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
2.3.7. Thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường
nguyên, môi trường
Theo pháp luật PCTN hiện hành, quy định về CKMB trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường gồm 3 nhóm nội dung về: Đất đai; khoáng sản và tài nguyên nước; quản lý nhà nước về môi trường.
CKMB trong lĩnh vực đất đai gồm các nội dung chủ yếu như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất sau khi được CQNN có thẩm quyền quyết định, phê duyệt hoặc điều chỉnh; Các khoản thu tài chính cho NSNN từ việc quản lý, sử dụng đất và các khoản miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất.
Về vấn đề trên, vào quý III hằng năm, UBND tỉnh hoàn thiện hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năm sau của tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh để thẩm định (theo đúng quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai). Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất bao gồm: Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch; Mức độ phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia và địa phương; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường; Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất.
Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất, bao gồm: Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất; Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất.
Việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất sau khi được CQNN có thẩm quyền quyết định, phê duyệt hoặc điều chỉnh; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất; quy hoạch chi tiết và việc phân lô đất ở, đối tượng được giao đất làm nhà ở và các khoản thu tài chính cho NSNN từ việc quản lý, sử dụng đất và các khoản miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất... (theo Luật đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ).
Bảng 2.8: Một số kết quả nổi bật công tác quản lý nhà nước về đất đai tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 – 2018
Năm Kết quả thực hiện
2014
- Hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2014 đúng thời hạn quy định; xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2015.
- Rà soát nhu cầu sử dụng đất và dự thảo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất dài hạn và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2015 - 2020) để lấy ý kiến các cơ quan liên quan. Điều tra, khảo sát để xây dựng bảng giá đất năm 2015.
- Thu hồi gần 540.000m2 đất để cho thuê sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới; gần 120.000m2 đất để thực hiện các dự án giao thông;
- Triển khai công tác cấp được 83.000 GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, đạt 100% kế hoạch.
2015
- Tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2014. - Hoàn thiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015.
- Toàn tỉnh thực hiện việc cấp mới, cấp đổi, cấp lại 113.892 GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
- Thu hồi và giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho 08 dự án trên địa bàn tỉnh trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo luật định.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác GPMB một số dự án Đường Thái Nguyên – Chợ Mới; Dự án hồ chứa nước Nặm Cắt, phường Dương Quang, thành phố Bắc Kạn.
2016
- Bổ sung nhu cầu kế hoạch sử dụng đất 2016; xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2017 trình HĐND tỉnh. Rà soát danh mục dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội 2017.
- Hoàn thiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 (đã được UBND tỉnh phê duyệt). - Rà soát quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2016 và lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020.
- Toàn tỉnh đã triển khai cấp 70.143 GCNQSD đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cơ bản hoàn thành việc cấp GCNQSD đất lần đầu
Năm Kết quả thực hiện
cho các hộ gia đình.
- Thu hồi 303.439,20m2 đất phục vụ dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 3 đoạn qua thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn và tuyến Đường Chợ Mới – Thái Nguyên.
- Hoàn thành việc cấp GCNQSD đất theo Quyết định 672/QĐ-TTg, ngày 28/4/2006 của Thủ tường Chính phủ đến các hầu hết các hộ gia đình ở 7/8 huyện, thành phố.
- Tiếp nhận và giải quyết gần 30 đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, doanh nghiệp liên quan đến đất đai.
- UBND tỉnh ban hành Văn bản số: 531/UBND-CN Ngày 16/02/2016, chỉ đạo chấn chỉnh công tác quản lý đất đai.
2017
- UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 02/CT - UBND ngày 23/01/2017 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh;
- Chỉ đạo các đơn vị tập trung thực hiện công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ tái định cư theo quy định của pháp luật;
- Lập hồ sơ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) trình Chính phủ phê duyệt; Thẩm định, phê duyệt hồ sơ dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của 08 huyện/thành phố;
- Thu hồi 12.000 m2 đất để phục vụ dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp tỉnh lộ ĐT 254 đoạn Chợ Đồn – Ba Bể;
2018
- UBDN tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 01/CT - TTg của Thủ tướng Chỉnh phủ ngày 03/01/2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai, xây dựng hệ thống thông tin về đất đai trên địa bàn tỉnh;
- Triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai huyện Na Rì, thành phố Bắc Kạn;
- Đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thành phố hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất năm 2019.
Năm Kết quả thực hiện
cư các dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh tuyến Na Rì - thành phố Bắc Kạn; - Hoàn thiện kế hoạch sử dụng đất năm 2018; hoàn thiện việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020 trình HĐND tỉnh xem xét.
(* Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn)
Từ kết quả trên có thể rút ra một số nhận xét, như sau:
- Ưu điểm: UBND tỉnh và cơ quan chuyên môn có nhiều cố gắng trong công
tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với nhu cầu sử dụng đất của toàn tỉnh cho từng giai đoạn. Trên cơ sở quy hoạch đã xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hằng năm; thực hiện tốt công tác quản lý đất đai đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhu cầu sử dụng của đất của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Hạn chế:
+ Việc lấy ý kiến về kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất chủ yếu thực với các cơ quan liên quan, chưa chú trọng việc thông báo cho nhân dân ở các địa phương khu vực quy hoạch để biết, chấp hành và giám sát.
+ Việc CKMB về trình tự thực hiện công tác quy hoạch; việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đảm bảo.
CKMB trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản
Theo pháp luật hiện hành về PCTN, trong lĩnh vực khoáng sản và tài nguyên nước, phải CKMB các nội dung: Quy hoạch khoáng sản; Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép về hoạt động khoáng sản, thủ tục thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản; Việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản và khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và các khoản thu ngân sách từ việc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản; Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Bảng2.9:Một số kết quả công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 – 2018
Năm Kết quả thực hiện
2014
- UBND tỉnh quản lý 30 đơn vị khai thác khoáng sản đều đã được UBND tỉnh cấp giấy phép hoạt động. Trong đó, có 03 đơn vị khai thác quặng sắt, 02 đơn vị khai thác quặng đồng, 04 đơn vị khai thác quặng chì, kẽm 02 đơn vị khai thác than và 04 đơn vị khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng và một số đơn vị khai thác các loại khoáng sản khác.
- UBND tỉnh tăng cường thực hiện Chỉ thị số 08 – CT/TU ngày 02/7/2012 của Ban thường vụ Tỉnh ủy, chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, thành lập các tổ liên ngành tuần tra, kiểm soát, truy quét các đối tượng vi phạm trong quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản, khai thác trái phép… - UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn đã xử lý vi phạm hành chính hơn 20 vụ vi phạm khai thác khoáng sản tại các huyện Ngân Sơn, Chợ Đồn,…
2015
- UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm về khai thác khoáng sản, ban hành nhiều quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với các dự án khai thác quặng sắt tại Chợ Đồn, quặng chì, kẽm tại Ngân Sơn; - Tiến hành thanh tra khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong khai thác khoáng sản tại dự án mỏ Ngân Sơn, Chợ Đồn và khai thác đá tại thành phố Bắc Kạn;
- Cho phép Công ty cổ phần khoáng sản Tây Giang khảo sát các điểm có dấu hiệu quặng đồng, sắt tại xã Bằng Lãng huyện Chợ Đồn và xã Thượng Quan huyện Ngân Sơn theo chủ trương của UBND tỉnh.
2016
- UBND tỉnh phê duyệt Đánh giá tác động môi trường của 06 dự án khai thác khoáng sản, điển hình như dự án Đầu tư xây dựng khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng tại mỏ đá Suối Viền, phường Xuất Hóa, thành phố Bắc Kạn. - Hướng dẫn UBND các huyện Ba Bể, Bạch Thông xử lý việc khai thác quặng trái phép trên địa bàn;
- Xử lý 03 công ty thăm dò khai thác khoáng sản trái phép; hướng dẫn huyện Ngân Sơn xử lý 01 dự án khai thác quặng chì, kẽm chưa đúng quy định. - Chỉ đạo xử lý 12 công ty thực hiện khai thác đá, vật liệu xây dựng chưa đảm bảo quy định của pháp luật.
Năm Kết quả thực hiện
2017
- UBND tỉnh thực hiện việc quản lý 39 đơn vị khai thác khoáng sản đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 05 đơn vị khai thác khoáng sản đá vôi làm vật liệu xây dựng.
- Chỉ đạo kiểm tra hoạt động nổ mìn khai thác đá gây ảnh hởng đến người dân của dự án mỏ đá Suối Viền (ở thành phố Bắc Kạn) và mỏ đá Cà Nà (ở xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông);
- Xử lý 8 đơn vị vi phạm quy định bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.
2018
- UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2018 theo quy định;
- Quản lý 40 đơn vị khai thác khoáng sản đang hoạt động. Trong đó: 8 đơn vị khai thác đá vôi, cát, đá sỏi làm vật liệu xây dựng và 03 đơn vị khai thác quặng đồng, 02 dự án khai thác quặng chì kẽm, và các dự án khác.
- Kiểm tra, đôn đốc 03 dự án đóng cửa mỏ theo Đề án được duyệt.
- Đình chỉ 02 vụ việc thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép tại xã Quảng Khê huyện Ba Bể và xã Phương Viên huyện Chợ Đồn.
- Kiểm tra, xác minh, đánh giá tác động môi trường do sự cố tham dò, khai thác khoáng sản của Công ty Tây Giang (huyện Bạch Thông).
- Ban hành các văn bản chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo việc đảm bảo an toàn trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn toàn tỉnh.
(* Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn)
Từ kết quả trên có thể rút ra một số nhận xét, như sau:
- Ưu điểm: UBND tỉnh thực hiện nghiêm túc việc CKMB trong lĩnh vực
khoáng sản và tài nguyên nước theo quy định tại khoản 2 điều 21 Luật PCTN. Trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản, thủ tục thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản; đấu giá quyền khai thác khoáng sản và khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và các khoản thu ngân sách từ việc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng
sản, ... thực hiện theo Quyết định 50/2017/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về ban hành quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Hạn chế:
+ Việc quy hoạch, công bố trữ lượng thăm dò, công bố các doanh nghiệp được phép khai thác khoáng sản; khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; cam kết thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường chưa được niêm yết công khai tại khu vực khai thác khoáng sản để nhân dân biết, giám sát.
+ Việc CKMB các khoản thu ngân sách từ việc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản mới chỉ được thực hiện trong các CQNN, chưa được công khai rộng rãi kể cả cử tri và trong nhân dân.
CKMB trong quản lý nhà nước về môi trường
Theo pháp luật hiện hành về PCTN, trong quản lý nhà nước về môi trường, phải CKMB các nội dung sau đây: Điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp giấy phép hành nghề, mã số quản lý chất thải; Trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, công nghiệp chưa phát triển, do đó chủ yếu là rác thải sinh hoạt hằng ngày và một phần rác thải y tế ở Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm y tế dự phòng của các huyện/thành phố và rác thải y tế ở tuyến dưới (các trạm y tế xã, thị trấn). Tình hình thu gom, xử lý rác thải toàn tỉnh đạt kết quả sau:
Bảng2.10: Một số kết quả thực hiện hiện việc thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 -2018
Năm Kết quả thực hiện
2014
- Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom đạt 90%;
- Số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 100% cơ sở;
- Số khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường: 1 khu, đạt 100%.
Năm Kết quả thực hiện
2015
- Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom đạt 85%;
- Số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý: 0.
- Số khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường: 1 khu, đạt 100%.