Nhóm giải pháp về tăng cường trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 107 - 108)

CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

3.2.3. Nhóm giải pháp về tăng cường trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh

Minh bạch là điều kiện đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững. Minh bạch trong hoạt động của các CQNN vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu cơ bản trong xu thế cải cách hành chính ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đồng thời, là một trong 4 đặc điểm cơ bản của mô hình hành chính mới - mô hình quản trị nhà nước tốt (Good Governance) hiện nay nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển thực hiện.

UBND tỉnh và các CQNN thực hiện nghiêm nguyên tắc về CKMB từ khâu tham vấn ý kiến người dân đến khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực đến quá trình thực thực thi và kết quả thực hiện; giải trình rõ những ý kiến, kiến nghị của người dân về các vấn đề liên quan nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực cũng như thực hiện nhiệm vụ công tác của các cơ quan, đơn vị.

Chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa để tạo thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu giải quyết công việc. Đồng thời, tạo điều kiện đề người dân có thể giám sát và kiểm soát được hoạt động của cơ quan công quyền. Khi các tổ chức, cá nhân đến giao dịch thì cán bộ, nhân viên cần đón tiếp, hướng dẫn chu đáo, lịch sự, thân thiện, chuyên nghiệp, trên tinh thần phục vụ để thực sự tạo bước đột phá trong cải cách TTHC. Đây là cách thức nhằm nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI), góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

- Đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của tổ chức, cá nhân, công dân, nhất là 14 loại thông tin mà công dân được công khai tiếp cận (theo Điều 17 Luật

tiếp cận thông tin năm 2016), qua đó phát huy quyền dân chủ của người dân và tăng

cường vai trò giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của CQNN.

- Khi có yêu cầu, CQNN có thẩm quyền phải giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích hợp pháp bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó (theo Điều 32a Luật PCTN 2012).

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của Trung tâm hành chính công trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức theo hướng CKMB, thuận tiện. Niêm yết công khai và thực hiện nghiêm túc Danh mục thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh (ban hành kèm theo Quyết định số 2299/QĐ- UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, trả kết quả tại Bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (thay thế Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 13/02/2018 của UBND

tỉnh Bắc Kạn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 107 - 108)