Thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 62 - 65)

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

2.3.6. Thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân

dụng các khoản đóng góp của nhân dân

Theo quy định của Luật PCTN năm 2012 và 2018, việc huy động các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng công trình, lập quỹ trong phạm vi địa phương phải lấy ý kiến nhân dân và được HĐND xem xét, quyết định. Đồng thời, phải được công khai để nhân dân giám sát và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật. Nội dung phải công khai bao gồm: mục đích huy động, mức đóng góp, việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.

Trong những năm qua, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, UBND tỉnh Bắc Kạn đã huy động nhân dân đóng góp và sử dụng có hiệu quả một số khoản quỹ để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, như: Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ phòng chống lũ bão và giảm nh thiên tai, ... Ngoài ra, còn một số quỹ có tính chất chính trị - xã hội, như: quỹ Người Cao tuổi, quỹ Khuyến học,...

CKMB việc sử dụng Quỹ đền ơn đáp nghĩa.

Việc xây dựng, quản lý, sử dụng quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều lệ quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ban hành kèm theo Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006 của Chính phủ như sau:

Vào mỗi dịp kỷ niệm ngày thương binh, liệt sỹ (27/7) hằng năm, Ban quản lý quỹ của tỉnh triển khai kế hoạch vận động xây dựng quỹ đến các nhóm đối tượng, gồm: Những người đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tỉnh; cơ quan quân sự và công an tỉnh và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế do các cơ quan cấp tỉnh trực tiếp quản lý, mức vận động mỗi người 01 ngày lương/năm (lương tháng/30 ngày) và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, có các nhà hảo tâm khác tham gia đóng góp xây dựng quỹ.

tại kho bạc nhà nước tỉnh do Ban Chỉ đạo chăm sóc người có công tỉnh quản lý (Sở

Lao động Thương binh và xã hội là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo). Việc quản

lý, sử dụng quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 4 Điều lệ quản lý, sử dụng quỹ. Việc sử dụng quỹ vào các mục đích: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng; Chi cho công tác chăm sóc các công trình ghi công trên địa bàn tỉnh (nghĩa trang liệt sỹ, Đền thờ liệt sỹ, nhà bia tưởng niệm,

mộ phần liệt sỹ...); Chi thăm hỏi, hỗ trợ người có công với cách mạng khi ốm đau;

khám chữa bệnh, khi qua đời mà gia đình gặp khó khăn; Chi cho các hoạt động tuyên truyền, khen thưởng, chỉ đạo, vận động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.

Việc quyết toán quỹ vào thời điểm kết thúc năm tài chính. Nguồn quỹ kết dư của năm trước được chuyển sang năm sau kế tiếp.

- Ưu điểm: Việc xây dựng, quản lý, sử dụng quỹ Đền ơn đáp nghĩa đúng

trình tự; đối tượng đóng góp; việc quản lý đúng quy định; sử dụng quỹ đúng mục đích theo Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006 của Chính phủ; mức đóng góp phù hợp với khả năng của đối tượng đóng góp.

- Hạn chế: Việc CKMB trong việc quản lý, sử dụng quỹ chưa đảm bảo. Số

tiền thu được và việc sử dụng nguồn quỹ Đề ơn đáp nghĩa hằng năm Ban Chỉ đạo chăm sóc người có công báo cáo UBND tỉnh, không thông báo đến các tổ chức, cá nhân (những người tham gia đóng góp quỹ) biết để giám sát.

CKMB việc sử dụng quỹ Bảo trợ trẻ em

Từ tháng 4 đến tháng 5 hằng năm, UBND tỉnh vận động xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em từ các nguồn: Đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật; nguồn tài trợ có mục đích, có địa chỉ cụ thể; kinh phí do NSNN cấp; tiền lãi của quỹ gửi ngân hàng và các khoản thu hợp pháp khác (theo Thông tư số 87/2008/TT-BTC, ngày 8/10/2008 của Bộ Tài chính).

Cơ quan thường trực Quỹ là Sở Lao động - Thương binh & xã hội.

Quỹ được sử dụng vào các mục đích: Chi hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em bị khuyết tật, hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh, đi lại và tiền ăn cho trẻ em bị mắc các bệnh nặng, hiểm nghèo, bị

tai nạn thương tích chi phí điều trị cao; hỗ trợ kinh phí học nghề, hỗ trợ tổ chức các ngày lễ, kỷ niệm cho trẻ em; gặp mặt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vượt khó; hỗ trợ đột xuất cho trẻ em vùng bị thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ trẻ em nghèo học tại các lớp học tình thương do các tổ chức, cá nhân tổ chức; hỗ trợ trẻ em nghèo gặp các tai nạn rủi ro khác; hỗ trợ trẻ em có địa chỉ cụ thể theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ; hỗ trợ cho các đối tượng trẻ em khác phù hợp với tôn chỉ và mục đích của quỹ và chi cho hoạt động quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em (không quá 10%).

Việc lập dự toán, quản lý thu, chi, kế toán, quyết toán quỹ thực hiện theo Thông tư số 87/2008/TT-BTC, ngày 8/10/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em.

Việc sử dụng quỹ có một số ưu điểm, hạn chế như sau:

- Ưu điểm: UBND tỉnh đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về công tác

thu, quản lý, sử dụng quỹ Bảo trợ trẻ em. Việc chi nguồn quỹ đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng thụ hưởng là trẻ em. Việc quyết toán nguồn quỹ được quyết toán dứt điểm hằng năm, nguồn quỹ kết dư được chuyển sang năm sau kế tiếp để sử dụng vào mục đích bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Hạn chế: Việc thu, chi, quản lý và sử dụng quỹ chỉ được CKMB trong nội bộ

cơ quan nhà nước và cơ quan thường trực (Sở Lao động - Thương binh & xã hội), chưa được thông báo đến các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng quỹ được biết.

CKMB việc sử dụng quỹ Vì người nghèo

Trong giai đoạn 2014 – 2018, việc sử dụng quỹ đã đạt được một số kết quả quan trọng sau:

- Năm 2014: Việc thực hiện CKMB quỹ nên tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 3,5%/5% kế hoạch. UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp các ngành phối hợp quả việc sử dụng quỹ để giảm nghèo. Kết quả là có 493 hộ nghèo đã hoàn thành việc xây mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở do được hỗ trợ từ quỹ.

- Năm 2015: thông qua việc sử dụng quỹ đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 11,24%, giảm 3% so với năm 2014, đạt 100% kế hoạch đề ra.

chỉ còn 8.981 hộ nghèo, chiếm 11,63%, số hộ cận nghèo chỉ còn 9.269 hộ, chiếm tỷ lệ 12%. Trong tháng 11/2016, UBND tỉnh đã dành phần tiết kiệm chi không mua ô tô và ứng trước ngân sách năm 2017, cùng với quỹ Đền ơn đáp nghĩa đóng góp chi trả tiền hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.

- Năm 2017: tiếp tục thực hiện CKMB việc sử dụng quỹ Vì người nghèo đã hỗ trợ được 301 nhà ở, tỷ lệ hộ nghèo giảm được 2-2,5%.

- Năm 2018: tổ chức thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công nhân dịp tết nguyên đán, ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 với tổng số 9.435 suất quà, trị giá 2.080 triệu đồng; thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết Nguyên đán, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 với tổng số 136 suất quà, trao 20 xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Từ kết quả trên có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Ưu điểm:

+ Việc lựa chọn các hộ nghèo để phân bổ nguồn quỹ được thực hiện chặt chẽ, thống nhất cao giữa các cơ quan có liên quan.

+ Mục đích sử dụng quỹ thiết thực, hiệu quả. Chủ yếu sử dụng vào các mục đích: Hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo; hỗ trợ sửa chữa nhà cho hộ nghèo; hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo; hỗ trợ cho người nghèo chữa bệnh; hỗ trợ mua xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó; hỗ trợ quà Tết Nguyên đán hằng năm cho hộ nghèo...

- Hạn chế: Việc công khai kết quả thu, chi quỹ mới chỉ được báo cáo đến cấp

ủy, chính quyền huyện và cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp, chưa tổ chức thông báo đến các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp xây dựng quỹ để biết, theo dõi việc sử dụng quỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)