Nhóm giải pháp nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 111 - 114)

CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

3.2.7. Nhóm giải pháp nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch

việc thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch

Muốn thực hiện tốt việc CKMB trong tổ chức và hoạt động của mình, người đứng đầu tổ chức trước hết phải nhận thức sâu sắc được ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc CKMB. Bên cạnh đó, người đứng đầu cũng cần hiểu rõ, đầy đủ các quy định của pháp luật về CKMB, các lĩnh vực, nội dung, hình thức, phạm vi CKMB trong tổ chức, hoạt động của tổ chức mình.

Để các quy định của pháp luật về CKMB được thực hiện đầy đủ, hiệu quả, góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đòi hỏi vai trò rất lớn của người đứng đầu tổ chức. Thông qua các quy định của pháp luật về CKMB, người đứng đầu có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định đó, chỉ đạo việc lập và ban hành các văn bản pháp lý cụ thể để áp dụng, tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện, tiến hành thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện CKMB; đảm bảo cho việc thực hiện CKMB trong cơ quan, đơn vị mình được thực hiện nghiêm chỉnh, thường xuyên, thiết thực, hiệu quả. Bên cạnh đó, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc THPL về CKMB cũng cần đề ra các chế tài cụ thể để xử lý trách nhiệm đối với những người đứng đầu ở các cơ quan, đơn vị cấp dưới nếu thực hiện không tốt, không đầy đủ việc CKMB ở cấp cơ sở, từ đó mới đảm bảo cho việc CKMB được thực hiện thống nhất, nghiêm chỉnh.

KẾT LUẬN

Thực hiện CKMB trong tổ chức và tổ chức, hoạt động của CQNN nói chung, UBND cấp tỉnh nói riêng, là một trong những phương thức đảm bảo dân chủ, qua đó công dân có thể giám sát được bộ máy công quyền do mình lập ra, giám sát được hoạt động của đội ngũ CBCC được mình trao cho quyền thực thi công vụ, ngăn ngừa, phòng chống tham nhũng. Đây vừa là một đòi hỏi khách quan trong việc thực thi quyền lực nhà nước, vừa là một biên pháp trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước.

Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất coi trọng vấn đề CKMB trong tổ chức và tổ chức, hoạt động của CQNN và đã cụ thể hóa chủ trương này trong nhiều văn bản pháp luật, điển hình nhất là Luật PCTN. Các quy định về CKMB nhìn chung đã được các CQNN thực hiện khá nghiêm túc, hiện đã đi vào nền nếp, góp phần đảm bảo dân chủ, đảm bảo quyền giám sát của nhân dân, cũng như tăng cường hiệu quả phòng chống tham nhũng.

Tại tỉnh Bắc Kạn, trong những năm vừa qua, UBND tỉnh cũng đã rất chú trọng thực hiện các quy định pháp luật về CKMB. Quy định về CKMB đã được UBND tỉnh triển khai thực hiện trong tất cả các lĩnh vực, với tất cả các vấn đề của quản lý hành chính, từ công tác tổ chức cán bộ cho đến hoạt động quản lý về kinh tế, xã hội, văn hoá. Những nỗ lực của UBND tỉnh đã thu được nhiều kết quả tích cực, được người dân và các cơ quan, tổ chức trong và ngoài tỉnh đánh giá cao..

Tuy nhiên, qua nghiên cứu cũng cho thấy, vệc thực hiện CKMB trong tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, song chủ yếu là do nhận thức, ý thức của CBCC về trách nhiệm tuân thủ, THPL về CKMB. Bên cạnh đó, nguồn lực cho việc thực hiện CKMB, đặc biệt là ở Trung tâm hành chính công có hạn, dẫn đến việc cung cấp thông tin của UBND tỉnh cho người dân và các chủ thể khác trong xã hội cũng bị ảnh hưởng.

Để thực hiện tốt pháp luật về CKMB, trong thời gian tới, UBND tỉnh Bắc Kạn cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở địa phương, chú trọng công tác

tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức và đề cao vai trò của người đứng đầu các cấp chính quyền trong tỉnh. Bên cạnh đó, cần tăng cường giáo dục rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Tuy nhiên, trước hết cần phải xây dựng ý thức tự giác chấp hành, thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về PCTN, lãng phí; chủ động xử lý khi có xung đột lợi ích; xây dựng, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; phê phán, lên án, đấu tranh với tham nhũng, lãng phí; trọng liêm sỉ, danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân tham nhũng, lãng phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 111 - 114)