Nhóm giải pháp về tăng cường thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong việc thể chế hóa chính sách, pháp luật và các quyết định về phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 105 - 107)

CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

3.2.2. Nhóm giải pháp về tăng cường thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong việc thể chế hóa chính sách, pháp luật và các quyết định về phát

minh bạch trong việc thể chế hóa chính sách, pháp luật và các quyết định về phát triển kinh tế - xã hội

UBND tỉnh cần tham vấn ý kiến người dân trước khi dự thảo, minh bạch hóa quá trình chuẩn bị, soạn thảo, trình, ban hành các chương trình, kế hoạch, các văn bản thể chế hóa pháp luật và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Vì vậy, việc tham vấn ý kiến người cũng như minh bạch hóa quá trình soạn thảo, ban hành các quyết định của UBND tỉnh sẽ đưa ra được các quyết định phù hợp nhất với nguyện vọng của người dân, xuất phát từ thực tiễn xã hội và giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, nhất là những đối tượng chịu sự tác động, điều chỉnh trực tiếp của quyết định.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc minh bạch hóa quá trình soạn thảo và ban hành các quyết định cũng trực tiếp góp phần ngăn ngừa nguy cơ tham

nhũng dựa trên lợi ích nhóm và giảm thiểu chi phí xã hội của người dân do thiếu minh bạch của chính sách và các quyết định quản lý nhà nước.

Hệ thống hóa và thực hiện nghiêm các quy định về bí mật nhà nước. Việc rà soát, hệ thống hóa, công bố danh mục tài liệu thuộc bí mật nhà nước là cần thiết để tổ chức, cá nhân biết, thực hiện. Đồng thời, hạn chế việc lợi dụng bí mật nhà nước để không công khai thông tin, nhất là những vấn đề có tính chất “nhạy cảm”. Từ đó góp phần thức đẩy CKMB trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo hướng: CKMB là nguyên tắc và bí mật nhà nước là những trường hợp ngoại lệ.

Việc pháp luật quy định nội dung, hình thức thực hiện CKMB là rất quan trọng. Tuy nhiên, giữa quy định và thực hiện, thực hiện đúng, đủ quy định về CKMB còn là một khoảng cách. Vì vậy, cụ thể hóa và tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện CKMB ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của Luật PCTN và pháp luật điều chỉnh hoạt động của các ngành, các cơ quan, đơn vị, các lĩnh vực thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh là việc làm cần thiết, là yêu cầu tất yếu để pháp luật được thực thi trên thực tế.

Quản lý nhà nước nói chung không tách rời công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quyết định đối với các chủ thể quản lý. Vì vậy, công tác kiểm tra thực hiện CKMB vừa đảm bảo cho hoạt động của các chủ thể đúng luật, ngăn ngừa tham nhũng, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trên thực tế của các tổ chức, cá nhân về tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh để tổ chức, cá nhân nắm được thông tin một cách trung thực về tổ chức, hoạt động của UBND tỉnh cũng như các vấn đề khác mà tổ chức, cá nhân quan tâm theo quy định của pháp luật.

Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về CKMB trong quá trình thể chế hóa chính sách, pháp luật, nhất là công tác thể chế, hoạch định của các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực. Chú trọng công tác thanh tra trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, thanh tra việc tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 105 - 107)