Nhóm giải pháp tăng cường sự tuân thủ pháp luật về công khai, minh bạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 104 - 105)

CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường sự tuân thủ pháp luật về công khai, minh bạch

trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn

3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường sự tuân thủ pháp luật về công khai, minh bạch minh bạch

Thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định của pháp luật về CKMB đối với các cơ quan trong bộ máy nhà nước sẽ là điều kiện không chỉ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, mà còn trực tiếp đảm bảo dân chủ trong quá trình xây dựng và thực thi nền hành chính dịch vụ công theo đúng nghĩa. Trong đó, nền hành chính lấy công dân làm trung tâm để phục vụ, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo của hiệu quả quản lý hành chính.

Trước hết, các CQNN nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng cần tuân thủ nghiêm túc, kịp thời các quy định về CKMB theo quy định của Luật PCTN. Trong đó, đảm bảo các nguyên tắc theo quy định tại điều 9 Luật PCTN năm 2018, gồm:

Thứ nhất, Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải CKMB thông tin về tổ chức, hoạt

động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, Việc CKMB phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo

trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật.

Đồng thời, thực hiện tốt các nội dung CKMB quy định tại điều 10 Luật PCTN năm 2018 về việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của CBCC, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân; việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác; công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; về thủ tục hành chính và các quy định khác của pháp luật về CKMB, như: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật tổ chức chính quyền địa phương; Luật công chức; Luật viên chức; Luật giáo dục; Luật y tế; Luật Tiếp công dân; Luật

Khiếu nại, tố cáo; Luật tài chính - Ngân sách; Luật đất đai; Luật khoa học - công nghệ ... và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác.

Ngoài việc công bố tại cuộc họp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị chú trọng thực hiện tốt các hình thức công khai khác như: Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị; thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; phát hành ấn phẩm; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; tổ chức họp báo hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân ... để các chủ thể có thể theo dõi và giám sát.

Ngoài ra, cũng cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện CKMB về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của pháp luật về CKMB bằng việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện CKMB. Đồng thời, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về CKMB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn ở tỉnh bắc kạn luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam (Trang 104 - 105)