UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
2.3.15. Thực hiện công khai, minh bạch về chính sách dân tộc
Theo pháp luật hiện hành về PCTN, trong việc thực hiện chính sách dân tộc, phải CKMB các nội dung sau đây: Điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng thụ hưởng, mức thụ hưởng; trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện chính sách dân tộc thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, đặc biệt khó khăn; Việc thực hiện các chương trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Tính đến năm 2016, toàn tỉnh Bắc Kạn có 118 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 135/QĐ-TTg, ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (viết tắt là chương trình 135, các xã, xóm 135). Trong những
năm qua, UBND tỉnh thực nghiêm túc, đầy đủ theo quy định, qua thanh tra không có sai phạm. UBND tỉnh cũng thực hiện tốt các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng thụ hưởng, mức thụ hưởng; trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện chính sách dân tộc thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, đặc biệt khó khăn (theo quy định tại Điều 26d Luật PCTN 2005 sửa đổi, bổ sung 2012).
Việc THPL về CKMB trong thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 – 2018 đã đạt được một số kết quả nổi bật sau:
- Năm 2014: Triển khai thực hiện hiệu quả 8 chương trình, chính sách dân tộc: Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo với 13.594 hộ và 55.860 nhân khẩu; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất cho 6.493 hộ với tổng số vốn vay là: 16.649 triệu đồng; Cấp 803.618 số báo, tạp chí chính sách; bầu 1.353 người có uy tín theo chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số…
- Năm 2015: Triển khai thực hiện hiệu quả 7 chương trình, chính sách dân tộc: Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo với 35.042 nhân khẩu; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất cho 1.900 hộ với tổng số vốn vay là: 9.367 triệu đồng; Cấp 644.538 số báo, tạp chí chính sách cho vùng dân tộc thiểu số; bầu 1.373 người có uy tín theo chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số…
- Năm 2016: Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo với 32.238 người với số tiền 3.081 triệu đồng; hỗ trợ cho vay vốn phát triển sản xuất đối với 712 hộ gia đình dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn với số tiền là: 5.676 triệu đồng; Cấp 258.332 số báo, tạp chí chính sách cho vùng dân tộc thiểu số; bầu 1.373 người có uy tín theo chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số…
- Năm 2017: Tổ chức hơn 20 hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách dân tộc; Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 2.302 lượt người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các thôn, bản trong toàn tỉnh; Thực hiện 203 cuộc gặp mặt người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số;
- Năm 2018: Thực hiện thăm hỏi 1.404 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Thực hiện cấp 328.499 tờ báo cho vùng dân tộc thiểu số; xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc; Thực hiện tốt chương trình 135 giai đoạn 2017 -2020 trên địa bàn 60 xã như đã phê duyệt.
Từ những kết quả trên có thể rút ra nhận xét:
+ Ưu điểm: Việc CKMB các điều kiện, tiêu chuẩn các hộ gia đình được thụ
hưởng chính sách dân tộc của Đảng, nhà nước đều đảm bảo đầy đủ, đúng đối tượng, không có khiếu kiện. Việc lựa chọn. bình xét hộ nghèo được thụ hưởng chính sách do nhân dân ở các xóm, khu dân cư bình xét; chính quyền cơ sở thẩm định, đề nghị; chính quyền huyện thẩm định, phê duyệt và công nhận, do đó trình tự khá chặt chẽ. Việc triển khai thực hiện các chính sách hằng năm đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.
+ Hạn chế: Việc CKMB nguồn lực đầu tư cho các đối tượng hưởng chế độ,
chính sách dân tộc còn hạn chế; chủ yếu mới chỉ công khai bằng báo cáo tại hội nghị cơ quan triển khai thực hiện và báo cáo lên cơ quan trực tiếp quản lý (Ban Dân
tộc tỉnh); chưa công bố công khai đến các đối tượng được thụ hưởng để theo dõi,
đối chiếu.