Việc xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân sự xuất phát từ yêu cầu cải cách tư pháp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 26 - 28)

từ yêu cầu cải cách tư pháp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo vệ cơng lý

Bản chất của nhà nước pháp quyền đòi hỏi mọi chủ thể trong xã hội phải sống và hoạt động tuân theo quy định của pháp luật. Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ công lý là một trong những yêu cầu

quan trọng và đồng thời cũng là thành tựu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Bên cạnh vai trò là công cụ hữu hiệu để điều hành, quản lý xã hội, pháp luật cũng khẳng định vai trị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội. Tơn trọng và tn theo pháp luật chính là cách tốt nhất để được pháp luật bảo vệ. Do đó, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đã được ghi nhận là một nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt toàn bộ nội dung của pháp luật tố tụng dân sự. Thủ tục giám đốc thẩm dân sự ra đời với mục tiêu tạo cơ chế để công lý được thực thi, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Những năm gần đây, Nhà nước ta rất chú trọng đến công tác xây dựng và hoàn thiện chế định giám đốc thẩm dân sự nhằm nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược cải cách tư pháp. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã khẳng định như sau: “Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật...”. Trên cơ sở Nghị quyết này của Bộ Chính trị, năm 2011 Quốc hội nước ta đã có những sửa đổi, bổ sung tương đối lớn đối với BLTTDS năm 2004, nhất là những vấn đề liên quan đến thủ tục giám đốc thẩm, trong đó ghi nhận thêm Chương XIXa với tên gọi “Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC”. Đây là những điều chỉnh của pháp luật Việt Nam nhằm hướng tới việc bảo vệ công lý, bảo đảm tốt nhất quyền dân sự của chủ thể. Đến thời điểm hiện tại, các quy định về giám đốc thẩm trong BLTTDS năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) đang được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp hơn với vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền lợi của dân, bảo

vệ công lý theo tinh thần của Hiến pháp 2013, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)