Quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 78 - 82)

Sau khi tiến hành phiên tòa giám đốc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm sẽ biểu quyết về việc giải quyết vụ án. Điều 297 BLTTDS sửa đổi năm 2011 đã trao cho Hội đồng giám đốc thẩm những quyền như sau:

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ ngun bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật;

2. Hủy bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;

3. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại;

4. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.

So với quy định của BLTTDS năm 2004, Điều 297 BLTTDS sửa đổi năm 2011 đã khắc phục những thiếu sót của quy định trước đó khi ghi nhận Tịa án có quyền “hủy một phần hoặc tồn bộ” bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại. Như vậy, có thể hiểu rằng Hội đồng giám đốc thẩm chỉ hủy những phần quyết định nào có vi phạm chứ khơng phải tồn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Trong trường hợp sau khi xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo quyết định kháng nghị, nếu nhận thấy việc kháng nghị khơng có căn cứ, Hội đồng giám đốc thẩm sẽ ra quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Đối với trường hợp bản án, quyết định đúng pháp luật nhưng bị hủy hoặc bị sửa một phần hay tồn bộ bởi Tịa án cấp trên, Điều 298 BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định của Tịa án cấp trên đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật đã bị hủy hoặc bị sửa.

Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc phúc thẩm lại trong các trường hợp được quy định tại Điều 299 BLTTDS sửa đổi năm 2011 như sau:

1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định tại Chương VII – BLTTDS;

2. Kết luận trong bản án, quyết định khơng phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật;

3. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng theo quy định hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Khi hủy một phần hoặc tồn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giao cho Tòa án cấp sơ thẩm hoặc cấp phúc thẩm xét xử lại, Hội đồng giám đốc thẩm có thể hướng dẫn Tịa án cấp dưới xét xử lại những vấn đề cần thiết như việc đánh giá chứng cứ, việc vận dụng pháp luật khi giải quyết vụ án… Tuy nhiên, Hội đồng giám đốc thẩm chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn cho Tịa án cấp dưới chứ khơng phải chỉ rõ hoặc áp đặt cách thức giải quyết vụ án khi tiến hành xét xử lại. Tòa án giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm hoặc phúc thẩm sẽ quyết định việc giải quyết vụ án căn cứ vào diễn biến vụ án và các quy định của pháp luật để đưa ra phán quyết đúng đắn nhất.

Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu vụ án đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 BLTTDS sửa đổi năm 2011, cụ thể:

a, Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

b, Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà khơng có cá nhân cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

c, Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện;

d, Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp khơng có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án;

đ, Các đương sự đã tự thỏa thuận và khơng u cầu Tịa án tiếp tục giải quyết vụ án;

e, Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;

g, Đã có quyết định của Tịa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tácxã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

h, Thời hiệu khởi kiện đã hết;

i, Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 của BLTTDS mà Tòa án đã thụ lý;

k, Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Theo BLTTDS hiện hành, Hội đồng giám đốc thẩm khơng có thẩm quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu thấy việc điều tra đã đầy đủ nhưng vụ án đã được giải quyết không đúng pháp luật như quy định của PLTTGQCVADS. Việc thay đổi này là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với tính chất của giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, đến nay theo khoản 5 Điều 338 Dự thảo sửa đổi BLTTDS lần thứ 04 (trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 40, Quốc hội khóa XIII, tháng 08/2015), Hội đồng giám đốc thẩm lại được bổ sung thẩm quyền “sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tịa án

đã có hiệu lực pháp luật”. Nếu quy định Tịa án cấp giám đốc thẩm có quyền

sửa bản án, quyết định thì như vậy vơ hình chung đã khơng tơn trọng nguyên tắc hai cấp xét xử, và giám đốc thẩm sẽ được xem như một cấp xét xử thứ ba. Về bản chất, Tòa án cấp giám là Tịa phá án, do đó khơng trực tiếp quyết định đến quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ án. Pháp luật tố tụng dân sự

của nhiều nước như Cộng hòa Pháp, Nhật Bản … cũng chỉ cho phép Hội đồng giám đốc thẩm có quyền hủy án để giao cho Tịa án cấp dưới xét xử lại theo thủ tục chung.

Tuy nhiên, nếu không quy định cho Hội đồng giám đốc thẩm quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà giao cho Tịa án cấp dưới để xét xử lại thì rõ ràng quy trình tố tụng khó có thể xác định được điểm dừng, dẫn đến tình trạng một vụ án có thể phải trải qua nhiều vịng tố tụng. Do đó, cần phải tiếp tục nghiên cứu về thẩm quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để quy định một cách phù hợp, tránh làm cho thủ tục giám đốc thẩm thành một cấp xét xử thứ ba.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)