Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 58 - 60)

Để đảm bảo việc xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm đạt hiệu quả tốt, đáp ứng được yêu cầu sửa chữa những sai lầm của Tòa án trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, việc kháng nghị của những người có thẩm quyền cần được tiến hành trong một thời hạn nhất định. Việc xây dựng các quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải đáp ứng được hai yêu cầu là tạo điều kiện cho đương sự có thể bảo vệ quyền, lợi ích của mình, đồng thời bảo đảm tính ổn định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Do vậy, quy định về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là sự kết hợp một cách hài hòa hai yếu tố này trên cơ sở xác định hợp lý mốc tính thời hạn kháng nghị và độ dài của thời gian mà người có thẩm quyền có thể thực hiện việc kháng nghị. Khoản 1 Điều 288 BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định: việc kháng nghị giám đốc thẩm được tiến hành trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Việc quy định thời hạn như vậy là tương đối dài, khiến cho hoạt động thi hành án gặp nhiều khó khăn. Khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đương sự có đơn yêu cầu, Cơ quan Thi hành án sẽ thực thi nhiệm vụ, chức năng của mình theo quy định của pháp luật. Nhiều trường hợp bản án, quyết định đã được thi hành xong, các quan hệ dân sự đã ổn định nên khi xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm sẽ dẫn tới việc khắc phục hậu quả rất khó khăn.

Khoản 2 Điều 288 BLTTDS sửa đổi năm 2011 đã ghi nhận thêm hai trường hợp mà theo đó thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị, đó là:

- Đương sự đã có đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm và sau khi hết thời hạn kháng nghị đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

- Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.

Quy định mới này của BLTTDS đã phá bỏ sự cứng nhắc về thời hạn kháng nghị, nhằm tạo cơ chế tốt hơn quyền tiếp cận cơng lý của cơng dân. Tuy nhiên, cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn trong việc xem xét kéo dài thời hạn kháng nghị, như đơn đề nghị được gửi sau khi hết thời hạn kháng nghị có cần phải đáp ứng điều kiện gì khơng; việc “xâm phạm lợi ích của Nhà nước” có cần phải tn thủ điều kiện “xâm phạm nghiêm trọng” hay không [39]… để tránh tình trạng thời hạn kéo dài vơ lý, gây mất ổn định đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Ngồi ra, theo BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì thủ tục đặc biệt để xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC được thực hiện dựa trên yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban tư pháp, kiến nghị của Viện trưởng VKSNDTC hoặc đề nghị của Chánh án TANDTC chứ không phải dựa trên kháng nghị của Chánh án TANDTC hay Viện trưởng VKSNDTC. Vấn đề đặt ra là các “yêu cầu, kiến nghị, đề nghị” như trên có phải tuân thủ các quy định về thời hạn kháng nghị hay khơng? Hiện nay, khơng có một điều luật cụ thể nào quy định hay dẫn chiếu về thời hạn đối với các “yêu cầu, kiến nghị, đề nghị” này. Do đó, có thể hiểu thời hạn để các chủ thể có quyền thực hiện việc “yêu cầu, kiến nghị, đề nghị” xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC dường như là vô hạn. Như vậy, để việc áp dụng pháp luật được thống nhất và đảm bảo được tính ổn định của bản án, quyết

định đã có hiệu lực pháp luật, nhất thiết cần phải có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể hơn về vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)