Những tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 88 - 105)

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được, cơng tác giám đốc thẩm trong thực tiễn cho thấy còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, vướng mắc cần phải được khắc phục để nâng cao chất lượng giải quyết án dân sự và đảm bảo hài hịa lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án.

3.1.2.1. Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự vẫn cịn là một quy trình khép kín, chưa đảm bảo quyền tham gia tố tụng, quyền định đoạt của đương sự

Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự có thể xem là một quy trình giải quyết án khép kín, thể hiện ở các mặt: đương sự chỉ có quyền gửi đơn đề nghị xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm cho cơ quan có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm; phiên tòa giám đốc thẩm diễn ra không công khai; sự tham gia của Luật sư, đương sự trong các phiên tòa giám đốc thẩm cịn rất hạn chế.

Như đã trình bày ở những phần trên, theo quy định pháp luật tố tụng dân sự, các đương sự khi nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án thì chỉ có quyền gửi đơn đề nghị xem xét lại các phán quyết này cho người có thẩm quyền kháng nghị. Như vậy, các đương sự không được pháp luật trao quyền chủ động để tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình mà phải thơng qua một chủ thể thuộc cơ quan Nhà nước. Với quy định như vậy, nhiều tình huống có thể xảy ra trong thực tế. Đương sự nhận thấy quyền lợi của mình khơng được đảm bảo và có đơn đề nghị nhưng chủ thể có thẩm quyền lại khơng tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm. Ngược lại, các bên trong vụ án đều đã hài lòng với phán quyết của Tòa án và muốn được thi hành ngay nhưng vụ án lại bị đưa ra xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm bởi kháng nghị của người có thẩm quyền mà khơng căn cứ vào bất kỳ yêu cầu, đề nghị

nào của đương sự. Trong trường hợp này, pháp luật đã đặt đương sự vào thế bị động khi phải tiếp tục theo đuổi các thủ tục tố tụng để giải quyết lại vụ án.

Ngoài ra, một trong những nguyên tắc chủ đạo của pháp luật tố tụng dân sự là nguyên tắc xét xử không khai. Tuy nhiên, khác với phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, phiên tòa giám đốc thẩm được tiến hành dưới hình thức như một phiên họp thông thường với tính chất khơng cơng khai. Mặc dù không quy định cụ thể, nhưng rõ ràng với thực tiễn xét xử giám đốc thẩm như hiện nay, việc tiến hành thiếu cơng khai khơng phải là một cơ chế có thể đảm bảo tốt quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Pháp luật tố tụng dân sự mặc dù đã có quy định cụ thể về sự tham gia của đương sự và những người tham gia tố tụng khác, tuy nhiên sự tham gia này mang tính chất bị động, phụ thuộc vào quyết định của Tòa án. Trong thực tiễn xét xử, theo số liệu thống kê, sự tham gia của các đương sự, đặc biệt là sự tham gia của Luật sư tại phiên tòa giám đốc thẩm rất hạn chế, gần như là khơng có. Đương sự khơng được tạo cơ hội để trình bày quan điểm, ý kiến của mình đối với việc giải quyết vụ án. Còn sự tham gia của Luật sư trong giai đoạn giám đốc thẩm thì hết sức mờ nhạt và gặp nhiều khó khăn. Luật sư thơng thường chỉ thể hiện vai trị của mình trong việc giúp đương sự viết đơn đề nghị xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm. Chính việc cách ly đương sự, Luật sư với người tiến hành tố tụng đã hạn chế sự tiếp cận nguồn thông tin, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thậm chí là sự thật khách quan của vụ án bởi việc trao đổi thường thông qua con đường bưu điện. Một mặt, nó ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án; mặt khác, do thiếu tính giám sát, áp lực từ cơng luận nên không nâng cao được ý thức, trách nhiệm của Tòa án khi thực hiện hoạt động xét xử. Từ đây đã dẫn đến hệ lụy là sự thiếu tin tưởng, khơng hài lịng của đương sự, nhất là bên thua kiện đối với quyết định của Tịa án. Do đó, các bên đương sự

trong vụ án khơng tự nguyện thi hành các quyết định của Tịa án, thậm chí dẫn tới tình trạng khiếu nại kéo dài.

3.1.2.2. Tình trạng các vụ án trải qua nhiều lần xét xử trong thời gian dài vẫn chưa được khắc phục

Trước đây, theo quy định của PLTTGQCVADS, một vụ án có thể trải qua nhiều cấp xét xử do tồn tại Ủy ban Thẩm phán thuộc TANDTC. Với cách quy định như hiện nay của BLTTDS, mặc dù đã bỏ đi “nấc” xét xử của Ủy ban Thẩm phán TANDTC nhưng tình trạng các vụ án phải trải qua nhiều lần xét xử vẫn tiếp tục diễn ra. Theo quy định của BLTTDS, TAND cấp tỉnh và TANDTC đều có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm. Tại cấp tỉnh, Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giám đốc thẩm. Tại cấp trung ương, thẩm quyền này được trao cho các Tòa chuyên trách thuộc TANDTC và Hội đồng thẩm phán TANDTC. Như vậy, trên thực tế, một vụ án có thể bị xét xử giám đốc thẩm tới 03 lần theo quy trình như sau: một vụ án sau khi xét xử sơ thẩm ở cấp huyện, đã có hiệu lực pháp luật và bị kháng nghị, Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh sẽ tiến hành xét xử giám đốc thẩm; nếu quyết định này bị kháng nghị thì Tịa chun trách (Tịa dân sự, kinh tế, lao động) của TANDTC sẽ có thẩm quyền giám đốc thẩm; nếu quyết định này lại tiếp tục bị kháng nghị thì vụ án sẽ được Hội đồng thẩm phán TANDTC giám đốc thẩm. Chưa dừng lại ở đây, nếu nhận thấy quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC vẫn có sai lầm thì BLTTDS sửa đổi năm 2011 cho phép tiến hành thủ tục tố tụng đặc biệt, tức là Hội đồng thẩm phán TANDTC được trao thẩm quyền xem xét lại chính quyết định giám đốc thẩm của mình. Và sau khi trải qua thủ tục giám đốc thẩm, căn cứ vào quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm, vụ án có thể bị hủy, giao cho Tịa án cấp dưới xét xử lại theo trình tự sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Từ đây, một vòng tố tụng mới lại bắt đầu, và dẫn tới

xử, kéo dài hàng chục năm mới có thể kết thúc. Đây là một bất cập lớn trong tổ chức Tòa án cũng như quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm đã làm cho thủ tục xét xử đặc biệt có xu hướng trở nên phổ biến. Rõ ràng, với các quy định và thực tiễn áp dụng như vậy chưa thực sự tôn trọng nguyên tắc hai cấp xét xử, đồng thời làm giảm đi tính chất đặc biệt của thủ tục giám đốc thẩm.

Có thể minh chứng cho thực trạng này qua vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Cho và bị đơn là ông Lê Văn Minh như sau:

Tại đơn khởi kiện ngày 26/4/1996 và trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là bà Cho trình bày: Nguồn gốc thửa đất diện tích 3 sào 8 thước tại tổ 9, khu vực 9, phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là của cha mẹ bà (hai cụ được chế độ cũ cấp trích lục địa bộ). Bà được cha mẹ cho 300m2 trong tổng số diện tích đất nêu trên. Năm 1957, bà dựng một căn nhà mái lợp tranh, diện tích 10m2. Năm 1960, gia đình cụ Lê Văn An (là cha của ông Lê Văn Minh) tản cư, đến xin ở nhờ; việc cho ở nhờ chỉ nói miệng. Năm 1975 căn nhà dột nát, bà đồng ý để cụ An sửa chữa lại. Sau đó cụ An sửa chữa nhiều lần và nới rộng diện tích nhà rồi giao lại cho ơng Minh quản lý, sử dụng. Nay bà yêu cầu ông Minh trả lại nhà, đất cho bà.

Bị đơn là ơng Minh trình bày: Năm 1960, cha ông là cụ Lê Văn An mua của cụ Hồ (là mẹ bà Cho) và bà Cho căn nhà tranh, vách đất diện tích 9m2 trên 310m2 đất; hai bên có viết giấy mua bán, được chính quyền địa phương thị thực. Sau khi mua, gia đình ơng đã tơn tạo, sửa chữa nhiều lần. Năm 1969, nhà bị cháy nên giấy mua bán khơng cịn, sau đó cha ơng xây dựng nhà mới và giao nhà đất cho ông quản lý, sử dụng. Gia đình ơng đóng thuế nhà đất liên tục từ năm 1993 đến nay nên không đồng ý trả nhà đất theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 382/DSST ngày 29/12/1999, TAND thành phố Quy Nhơn quyết định bác yêu cầu khởi kiện cùa bà Cho.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 120/DSPT ngày 29/9/2000, TAND tỉnh Bình Định quyết định hủy tồn bộ bản án sơ thẩm để xét xử lại.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 218/DSST ngày 21/9/2001, TAND thành phố Quy Nhơn quyết định bác yêu cầu khởi kiện của bà Cho.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 36/DSPT ngày 18/4/2002, TAND tỉnh Bình Định quyết định sửa tồn bộ bản án sơ thẩm như sau: Cơng nhận tồn bộ diện tích đất 272,44m2

có nhà là của bà Cho;đất có diện tích 96,64m2 bị nhà nước giải tỏa được đền bù 92.774.400đ, cịn lại buộc ơng Minh phải tiếp tục hoàn trả cho bà Cho 168.768.000đ trị giá của 175,80m2; giao ngôi nhà cấp 4 nằm trên đất cho ông Minh sở hữu, sử dụng; bác yêu cầu của bà Cho vì bà đã có nơi ở ổn định.

Ngày 17/5/2003, Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bình Định giao cho anh Phan Văn Lực (là người đại diện theo ủy quyền của bà Cho) nhận khoản tiền đền bù khi thu hồi đất. Do ông Minh không trả tiền cho bà Cho nên ngày 20/6/2003, Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bình Định ra quyết định cưỡng chế kê biên nhà và giao cho Trung Tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Bình Định tổ chức bán đấu giá. Ngày 11/10/2003, ơng Lê Văn Thơ trúng mua đấu giá và đã nộp đủ tiền (bao gồm nộp cho Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bình Định 352.000.000đ, nộp cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Bình Định 3.500.000đ). Việc giao nhà cho ơng Thơ khơng tiến hành được vì có Quyết định 84/KN-DS ngày 17/12/2003 của Chánh án TANDTC kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm, yêu cầu tạm đình chỉ thi hành bản án phúc thẩm cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 40/GĐT-DS ngày 30/3/2004, Hội đồng giám đốc thẩm của Tòa dân sự TANDTC quyết định: hủy bản án dân sự phúc thẩm 36/DSPT ngày 18/4/2002 và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 218/DSST ngày 21/9/2001; giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Bình Định xét xử sơ thẩm lại.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 19/2005/DSST ngày 31/10/2005, TAND tỉnh Bình Định quyết định bác yêu cầu khởi kiện của bà Cho, công nhận nhà thuộc quyền sở hữu của ông Minh, buộc bà Cho trả ông Minh 92.774.400đ.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 30 ngày 21/4/2006, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng quyết định hủy bản án dân sự sơ thẩm vì Tịa án cấp sơ thẩm không đưa ông Lê Văn Thơ vào tham gia tố tụng.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 22/2006/DSST ngày 03/11/2006, TAND tỉnh Bình Định quyết định: nhà và đất đang tranh chấp thuộc quyền sở hữu và sử dụng của hộ ông Minh; bác yêu cầu của bà Cho kiện địi lại ngơi nhà và đất ở; buộc ông Lực phải trả lại cho ông Minh số tiền đền bù, giải tỏa; Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bình Định phải hồn trả cho ông Thơ số tiền đấu giá trúng và tiền lãi; Trung tâm dịch vụ bản đấu giá tài sản Bình Định phải hồn trả cho ơng Thơ 3.500.000đ.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 42/2007/DSPT ngày 29/3/2007, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng quyết định hủy bản án sơ thẩm vì khơng đưa ơng Lực, Cơ quan Thi hành án và Trung tâm bán đấu giá tài sản tỉnh Bình Định tham gia tố tụng.

Đại diện Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bình Định trình bày: Cơ quan đã hai lần mời ông Thơ đến nhận lại tiền nhưng ông Thơ không nhận nên đã gửi số tiền 352.000.000đ vào Ngân hàng nên không chấp nhận yêu cầu địi bồi thường thiệt hại của ơng Thơ.

Đại diện Trung tâm bán đấu giá tài sản tỉnh Bình Định trình bày: Trung tâm không đồng ý trả số tiền để tham gia đấu giá của ông Thơ, đồng thời yêu cầu được nhận đủ 7.660.000đ theo hợp đồng bán đấu giá tài sản với Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bình Định.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 09/2007/DSST ngày 23/8/2007, TAND tỉnh Bình Định quyết định: nhà và đất đang tranh chấp thuộc quyền sở hữu và sử dụng của hộ ông Minh; bác yêu cầu của bà Cho và buộc bà phải hồn trả cho ơng Minh số tiền thu hồi đất cùng tiền lãi; buộc bà Cho phải trả cho ông Thơ tiền lãi của số tiền tạm giữ 355.500.000đ, tiền chi phí đấu giá và tiền lãi của tiền chi phí đấu giá; buộc Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bình Định phải hồn trả cho ơng Thơ 352.000.000đ tiền gốc và tiền lãi, tổng cộng là 442.712.467đ; bác yêu cầu của Trung tâm dịch vụ bản đấu giá tài sản tỉnh Bình Định.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 92/2008/DSPT ngày 19/8/2008, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 60/2013/DS-GĐT của HĐTPTANDTC quyết định: Hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm và bản án dân sự sơ thẩm nói trên; giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Bình Định xét xử sơ thẩm lại.

Nghiên cứu vụ việc trên cho thấy chính việc quy định q trình tố tụng khơng có điểm dừng như vậy vơ hình chung đã dẫn tới một hệ lụy mà theo cách gọi của dư luận là việc “ngâm án” của Tòa án, tức là việc giải quyết án diễn ra trong khoảng thời gian dài, vượt quá quy định của pháp luật. Nguyên nhân của tình trạng “ngâm án” cũng khá đa dạng. Nhiều bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đã thi hành xong nhưng bị cấp giám đốc thẩm tuyên hủy để xét xử lại từ đầu, và khi thụ lý lại, Tòa án cấp dưới gặp nhiều khó khăn trong

việc điều tra, xác minh chứng cứ. Từ phía các đương sự, khi vụ án bị xét xử lại nhiều lần, kéo dài nhiều năm nhưng vẫn khơng đảm bảo hài hịa được quyền lợi của các bên đã gây ra tâm lý ức chế, dẫn tới sự chống đối, bất hợp tác khi Tòa án triệu tập, yêu cầu cung cấp chứng cứ. Cũng có trường hợp trong q trình tố tụng nhiều năm, các bên đương sự ít nhiều đã có sự thay đổi (như trường hợp đương sự đã chết do tuổi cao sức yếu), dẫn tới thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài hơn. (đã bỏ phần trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của các cquan, tổ chức)

3.1.2.3. Quyết định giám đốc thẩm chưa thực sự được Tịa án cấp dưới tơn trọng khi xét xử lại vụ án

Thông thường, quyết định giám đốc thẩm có giá trị định hướng đối với việc giải quyết lại vụ án của Tòa án cấp dưới. Các Tòa án này căn cứ vào nhận định của Tòa án cấp trên trong quyết định giám đốc thẩm để đưa ra phán quyết phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, về mặt lập pháp, khơng có một quy định cụ thể nào về thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đối với những vụ án đã bị hủy để xét xử lại nên dẫn đến tình trạng lúng túng hoặc tùy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 88 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)