Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 75 - 77)

Sau khi các công tác chuẩn bị được hồn thành, phiên tịa giám đốc thẩm sẽ được tiến hành bởi Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao hoặc HĐTPTANDTC. Cũng được gọi là phiên tòa, nhưng thực chất phiên tòa giám đốc thẩm diễn ra dưới hình thức như một cuộc họp. Tịa án có thể triệu tập người tham gia tố tụng khi thấy cần thiết, nhưng nếu những người này vắng mặt thì phiên tịa vẫn được tiến hành bình thường. Hiện nay, hầu hết các phiên tịa giám đốc thẩm chỉ có thành phần những người tiến hành tố tụng và đại diện Viện kiểm sát mà khơng có các bên đương sự. Bên cạnh đó, phịng xử án không theo một quy định bắt buộc như phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm (chẳng hạn như quy định về chuẩn bị khai mạc phiên tòa, nội quy phiên tòa…). Nếu như tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, vị trí ngồi của từng

thành phần trong phiên tòa rất được chú ý, coi trọng và có sự phân biệt rõ ràng thì tại phiên tịa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát và Thư ký ngồi chung với Hội đồng xét xử. Do đó, khó có thể phân biệt một phiên tịa giám đốc thẩm với một cuộc họp thông thường.

Điều 295 BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định về trình tự, thủ tục phiên tịa giám đốc thẩm như sau:

1. Sau khi chủ tọa khai mạc phiên tòa, một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị.

2. Trong trường hợp có người tham gia tố tụng hoặc người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tịa giám đốc thẩm thì họ được trình bày ý kiến của mình về quyết định kháng nghị. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị.

3. Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án.

4. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án.

Quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc HĐTPTANDTC phải được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban thẩm phán hoặc HĐTP biểu quyết tán thành. Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc HĐTPTANDTC biểu quyết theo trình tự tán thành, khơng tán thành với kháng nghị và ý kiến khác; nếu khơng có trường hợp nào được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh và HĐTPTANDTC biểu quyết tán thành thì phải hỗn phiên tịa. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ

ngày ra quyết định hỗn phiên tịa, Ủy ban thẩm phán và HĐTP phải tiến hành xét xử lại với sự tham gia của toàn thể các thành viên.

Với hình thức mở phiên tịa khơng cơng khai và quy mơ của phiên tòa chỉ như một phiên họp bình thường đã làm giảm đi tính dân chủ của phiên tòa giám đốc thẩm. Từ đây dẫn đến một hệ lụy là tính trách nhiệm của Hội đồng giám đốc thẩm chưa cao do không phải chịu sức ép trực tiếp từ các bên đương sự và từ dư luận. Rõ ràng, chất lượng việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm sẽ bị ảnh hưởng vì thiếu tính tranh tụng và sự giám sát của xã hội đối với hoạt động này. Bên cạnh đó, nếu coi phiên tòa giám đốc thẩm cũng là một dạng phiên tịa thì nó phải tn theo các ngun tắc chung của BLTTDS, cụ thể là ngun tắc tịa án xét xử cơng khai. Như vậy, BLTTDS cần phải nghiên cứu, xem xét để sửa đổi theo hướng mở cơng khai phiên tịa giám đốc thẩm nhằm thúc đẩy tranh tụng, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với hoạt động xét xử giám đốc thẩm. Pháp luật tố tụng dân sự của nhiều nước tiên tiến như Cộng hòa Pháp, Hoa Kỳ … cũng ghi nhận phiên tịa giám đốc thẩm được mở cơng khai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)