Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 105 - 119)

3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự đốc thẩm vụ án dân sự

3.2.1.1. Ghi nhận quy định về quyền kháng cáo của đương sự, người có quyền, lợi ích liên quan

Như đã phân tích ở những phần trên, việc ghi nhận đương sự, người có quyền, lợi ích liên quan được quyền kháng cáo giám đốc thẩm sẽ là một bước đi tiến bộ, phù hợp với pháp luật của nhiều nước có nền lập pháp tiên tiến trên thế giới. Việc BLTTDS của nước ta không cho phép đương sự có quyền kháng cáo giám đốc thẩm, trong khi nhiều chủ thể khác khơng có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án được phát hiện vi phạm để thơng báo cho người có thẩm quyền kháng nghị là chưa thực sự tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, chưa đảm bảo thực hiện nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng

dân sự. Bản thân đương sự trong vụ án là người chịu ảnh hưởng tác động lớn nhất và trực tiếp từ các quyết định, bản án của Tịa án. Do đó, những người này sẽ là người đầu tiên phát hiện ra sai lầm của những bản án, quyết định của Tịa án đã xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Vì vậy, BLTTDS hiện hành cần thiết phải thừa nhận và quy định đơn kháng cáo hợp lệ của đương sự là một trong những cơ sở để xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

Việc ghi nhận quyền kháng cáo giám đốc thẩm của đương sự sẽ kéo theo một loạt những điểm mới cần phải nghiên cứu để bổ sung:

Thứ nhất, cần quy định cụ thể về thủ tục nộp đơn kháng cáo, tạo điều

kiện thuận lợi để đương sự được thực hiện các quyền năng mà pháp luật cho phép. Về vấn đề này, cần quy định cụ thể đương sự có quyền gửi đơn kháng cáo giám đốc thẩm tại TAND nơi ban hành bản án, quyết định bị phát hiện có sai lầm hoặc TAND có thẩm quyền giám đốc thẩm. TAND phải có trách nhiệm nhận đơn, giao giấy biên nhận và vào sổ theo dõi đầy đủ. Nếu TAND nơi ban hành bản án, quyết định bị phát hiện có sai lầm là nơi nhận đơn thì phải chuyển ngay đơn kháng cáo lên TAND có thẩm quyền giám đốc thẩm trong một thời hạn nhất định.

Thứ hai, cần quy định rõ ràng và cụ thể về thời hạn kháng cáo giám đốc

thẩm để đảm bảo tính ổn định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Theo quy định của BLTTDS, thời hạn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra bản án, quyết định. Chúng ta có thể căn cứ vào quy định này để xác định thời hạn gửi đơn kháng cáo giám đốc thẩm của đương sự. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của vụ án cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, cần cân nhắc để quy định thời hạn kháng cáo giám đốc thẩm sẽ dài hơn thời hạn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

3.2.1.2. Bổ sung quy định về xét đơn kháng cáo giám đốc thẩm

Khi trao cho đương sự quyền kháng cáo giám đốc thẩm, chúng ta phải chấp nhận đối mặt với tình trạng quá tải đơn kháng cáo giám đốc thẩm và về chất lượng, không phải tất cả đơn kháng cáo đều đủ căn cứ để thụ lý giải quyết. Do đó, cần thiết phải có một cơ chế hữu hiệu để sàng lọc đơn, hạn chế việc mở phiên tòa giám đốc thẩm tràn lan đối với những vụ việc khơng có căn cứ hoặc không cần thiết phải giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm.

Qua nghiên cứu pháp luật nước ngồi thì hầu hết đều có quy định mặc dù khác nhau về việc hạn chế ở phiên tòa giám đốc thẩm. Pháp luật tố tụng dân sự của Cộng hịa Pháp có quy định: đơn kháng cáo giám đốc thẩm phải được hai luật sư bên cạnh Tòa án ký tên; hoặc tại Hoa Kỳ, đơn kháng cáo giám đốc thẩm phải được một số lượng thẩm phán nhất định thuộc Tòa án nhân dân tối cao đồng ý thì mới mở phiên tịa giám đốc thẩm.

Theo pháp luật tố tụng dân sự của Cộng hòa Liên bang Nga, từ Điều 380 đến Điều 382 đã quy định chi tiết về việc xem xét tính có căn cứ của đơn kháng cáo, đề nghị giám đốc thẩm để xác định có chuyển lên Tịa án cấp giám đốc thẩm xét xử hay không. Cụ thể, trong thời hạn 10 ngày, Thẩm phán được phân công sẽ trả lại đơn kháng cáo của đương sự, đề nghị giám đốc thẩm của Kiểm sát viên nếu những đơn này không tuân thủ quy định về nội dung đơn được quy định tại Điều 378 của Bộ luật; đơn được gửi bởi người khơng có quyền; quá thời hạn kháng cáo; có yêu cầu trả lại hoặc thu hồi đơn kháng cáo, đề nghị giám đốc thẩm trước khi bắt đầu xét xử; đơn kháng cáo, đề nghị giám đốc thẩm vi phạm thẩm quyền xét xử. Sau đó, nếu khơng trả lại đơn thì trong thời hạn 01 tháng ở Tòa án cấp giám đốc thẩm và 02 tháng ở Tòa án tối cao sẽ tiến hành giải quyết đơn và ra một trong hai quyết định: chuyển vụ án lên xem xét nếu nghi ngờ về tính hợp pháp của bản án, quyết định hoặc từ chối chuyển

vụ án lên xem xét nếu các lý lẽ trong đơn hoặc trong đề nghị không dẫn đến việc hủy bỏ bản án, quyết định của Tòa án. Sau khi vụ án được chuyển lên, trong thời hạn 02 tháng (hoặc 04 tháng đối với Tòa án tối cao), một Thẩm phán sẽ ra quyết định từ chối đưa vụ án ra xét xử hoặc đưa vụ án ra xét xử. Như vậy, một vụ án dân sự có được đưa ra xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hay không phụ thuộc vào việc xem xét, đánh giá theo một quy trình rất cụ thể và nhiều giai đoạn, nhằm hạn chế việc mở phiên tòa giám đốc thẩm tràn lan đối với những đơn kháng cáo, đề nghị kháng nghị thiếu căn cứ pháp luật.

Từ thực tiễn pháp luật nước ngoài, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam cũng cần nghiên cứu để thiết lập một cơ chế nhằm tránh tình trạng mở phiên tòa giám đốc thẩm quá dễ dàng, khiến cho thủ tục này mất đi tính đặc biệt vốn có của nó. Cụ thể, ở mỗi cấp Tịa án giám đốc thẩm, sau khi nhận đơn kháng cáo của đương sự, cần quy định về việc phân công một Thẩm phán chịu trách nhiệm xem xét tính hợp pháp, có căn cứ của đơn trong một thời hạn nhất định. Sau đó, Thẩm phán sẽ ra quyết định có đưa vụ án ra xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hay không.

3.2.1.3. Về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm

Hiện nay, có nhiều quan điểm khoa học cho rằng nên bỏ thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSND, đặc biệt là của Chánh án TAND vì cho rằng các quyết định kháng nghị này không đảm bảo tính khách quan. Pháp luật của hầu hết các nước khơng có quy định về thẩm quyền kháng nghị của Chánh án TANDTC. “Vì vậy, khơng nên tiếp tục quy định thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án TANDTC” [8, tr.149]. Nếu xét trên đặc điểm cũng như tình hình xã hội thực tế của Việt Nam thì quan điểm này chưa thực sự phù hợp để áp dụng.

Về thẩm quyền kháng nghị của Chánh án TANDTC, tác giả đồng tình với quan điểm của Tiến sỹ Mai Ngọc Dương, tuy nhiên cũng cần phải loại bỏ quyền kháng nghị của Chánh án TAND cấp cao để việc quy định thẩm quyền kháng nghị được thống nhất. Như đã phân tích ở các phần trên, nếu để Chánh án TANDTC và Chánh án TAND cấp cao có quyền kháng nghị giám đốc thẩm sẽ dẫn đến tình trạng kết quả giám đốc thẩm thiếu tính khách quan, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Hơn thế nữa, nếu quy định cho đương sự có quyền kháng cáo và thiết lập cơ chế để sàng lọc đơn kháng cáo (đã được trình bày ở mục 3.2.1.2) thì việc bỏ đi thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án TAND sẽ giúp giảm tải đáng kể khối lượng cơng việc cho các Tịa án cấp giám đốc thẩm.

Về thẩm quyền kháng nghị của Viện trưởng VKSND, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát tất cả các hoạt động tư pháp, trong đó có hoạt động giải quyết các vụ án dân sự để phát hiện những vi phạm pháp luật của những cơ quan, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Từ đây, Viện kiểm sát sẽ ban hành những văn bản kiến nghị, kháng nghị để yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc áp dụng pháp luật. Như vậy, từ cơng tác kiểm sát thực tế của mình, Viện kiểm sát có đủ điều kiện và khả năng chuyên môn để phát hiện những vi phạm pháp luật, những sai sót trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự của Tịa án. Việc bổ sung quyền kháng cáo giám đốc thẩm của đương sự là hoàn tồn hợp lý, nhưng khơng có nghĩa quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhất thiết phải bị bãi bỏ. Nên chăng, cần quy định quyền kháng nghị này ở một phạm vi hẹp hơn, không xâm phạm đến quyền tự định đoạt của đương sự, tức là Viện kiểm sát chỉ tiến hành kháng nghị đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị phát hiện có sai lầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng.

Từ những phân tích trên rút ra kết luận "chỉ nên trao quyền kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm cho Viện kiểm sát nhân dân mà khơng trao cho Tịa án nhân dân.” [32, tr.327].

3.2.1.4. Về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm

Theo quy định, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, theo phân tích ở những phần trên, việc quy định thời hạn như vậy là quá dài, làm mất tính ổn định của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và gây ảnh hưởng đến hoạt động thi hành án của Cơ quan thi hành án. Chính sự vênh nhau, không thống nhất về mặt lập pháp đã gây ra những hậu quả khó khắc phục trên thực tế, đồng thời làm giảm uy tín, lịng tin của người dân đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp. Hơn thế nữa, như kiến nghị ở trên, việc kháng nghị chỉ nên tiến hành đối với những sai lầm trong bản án, quyết định gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng, tức là phạm vi kháng nghị bị thu hẹp, khối lượng cơng việc được giảm bớt, do đó việc rút ngắn thời hạn kháng nghị là hợp lý và cần thiết.

3.2.1.5. Về thủ tục rút quyết định kháng nghị

Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc tồn bộ quyết định kháng nghị. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý đối với hoạt động này của người có thẩm quyền kháng nghị vẫn còn là một vấn đề đang bị bỏ ngỏ. Pháp luật tố tụng dân sự cần có những quy định cụ thể để công tác kháng nghị giám đốc thẩm được thực hiện thống nhất trong thực tiễn, cụ thể như sau:

Đối với việc rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở phiên tòa, pháp luật tố tụng dân sự cần bổ sung theo hướng: nếu rút toàn bộ quyết định kháng nghị, Tịa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc đưa bản án,

quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án ra xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm (cần lưu ý việc đình chỉ này khơng phải là việc đình chỉ vụ án theo những trường hợp được quy định tại Điều 192 BLTTDS sửa đổi năm 2011) và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; nếu rút một phần quyết định kháng nghị, Tịa án cần ra quyết định đình chỉ một phần quyết định kháng nghị và tiếp tục đưa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật ra xem xét về những nội dung khơng được rút kháng nghị tại phiên tịa giám đốc thẩm.

Đối với việc rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị tại phiên tòa giám đốc thẩm, pháp luật tố tụng cần quy định như sau: nếu rút một phần quyết định kháng nghị thì Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ một phần quyết định kháng nghị, các phần cịn lại khơng rút kháng nghị sẽ được tiếp tục xem xét và ra quyết định giám đốc thẩm tuân theo quy định tại Điều 297 BLTTDS hiện hành; nếu rút toàn bộ quyết định kháng nghị thì Hội đồng giám đốc thẩm sẽ ra quyết định đình chỉ việc xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm và giữ nguyên bản án, quyết định đã bị kháng nghị. Như vậy, Điều 297 BLTTDS sửa đổi năm 2011 cần bổ sung quy định về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm trong những trường hợp vừa phân tích.

3.2.1.6. Về quy định gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm

Đối với việc gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, pháp luật tố tụng chưa có quy định cụ thể như thế nào là “gửi ngay” và nếu vi phạm quy định này thì hậu quả pháp lý ra sao. Theo tác giả, “gửi ngay” ở đây được hiểu là ngay sau khi ban hành quyết định kháng nghị, người tiến hành kháng nghị phải đồng thời gửi quyết định này đến Tòa án cấp giám đốc thẩm và tất cả những chủ thể mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, để quy định này có tính

thực tiễn, cần sửa đổi theo hướng quyết định kháng nghị phải được gửi trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định. Nếu quy định này bị vi phạm, VKSND với chức năng thực hành quyền kiểm sát hoạt động tư pháp của mình sẽ có nhiệm vụ tiến hành kiến nghị đối với những sai phạm trong quá trình tố tụng của Tịa án. Do đó, khơng nhất thiết phải quy định hậu quả pháp lý và hình thức xử lý trong trường hợp này.

3.2.1.7. Bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật tố tụng dân sự để hạn chế tình trạng một vụ án bị xét xử nhiều lần trong khoảng thời gian dài

Thứ nhất, quy định án phí giám đốc thẩm

Như đề xuất tại mục 3.2.1.1, BLTTDS cần thiết phải ghi nhận quyền kháng cáo theo thủ tục giám đốc thẩm của đương sự. Tuy nhiên, việc cho phép đương sự được chủ động thực hiện quyền của mình sẽ dẫn đến một hệ lụy tất yếu là tình trạng kháng cáo tràn lan của các đương sự. Để khắc phục tình trạng này, pháp luật cần quy định một cơ chế nhằm tăng cường ý thức, trách nhiệm của đương sự đối với chính hành vi của mình. Do đó, song song với việc quy định về quyền kháng cáo của đương sự, pháp luật tố tụng dân sự cần bổ sung quy định về án phí giám đốc thẩm và việc nộp tạm ứng án phí giám đốc thẩm để nâng cao trách nhiệm của các đương sự.

Việc xác định mức án phí giám đốc thẩm phải căn cứ vào tính chất đặc biệt, phức tạp của hoạt động này so với việc xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Vì vậy, án phí giám đốc thẩm nên quy định ở mức cao hơn so với án phí sơ thẩm và phúc thẩm. Để đưa ra một con số cụ thể cần phải có sự cân nhắc, đánh giá tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam; tránh quy định ở mức quá cao, không phù hợp với thu nhập trung bình của đại đa số người dân, nhưng cũng khơng được quá thấp để hạn chế việc kháng cáo với tâm lý “cầu may” hoặc cố tình kéo dài thời gian thi hành án của các đương sự. Về vấn đề này, pháp luật Nhật

Bản có quy định: yêu cầu xét xử ở cấp thứ hai thì phải nộp án phí gấp rưỡi án phí sơ thẩm; yêu cầu xét xử ở cấp thứ ba thì phải nộp án phí gấp đơi cấp sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 105 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)