Kiến nghị thực hiện pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 119 - 127)

giám đốc thẩm được mở công khai với sự tham gia của đương sự, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và luật sư (nếu có). Tịa án cấp giám đốc thẩm phải gửi thông báo đưa vụ án ra xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm cho đương sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

3.2.2. Kiến nghị thực hiện pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự dân sự

3.2.2.1. Tổng kết thực tiễn công tác giám đốc thẩm vụ án dân sự để xây dựng văn bản hướng dẫn xét xử, tiến tới xây dựng hệ thống án lệ

Theo quy định pháp luật hiện hành, thủ tục giám đốc thẩm là một thủ tục tố tụng đặc biệt, được tiến hành bởi tập thể Thẩm phán có chun mơn và kinh nghiệm ở Tịa cấp cao và TANDTC. Do đó, kết quả giám đốc thẩm rõ ràng có chất lượng và giá trị cao hơn bản án, quyết định sơ thẩm và phúc thẩm. Vì vậy, việc thường xun tổng kết thực tiễn cơng tác giám đốc thẩm

vụ án dân sự để kịp thời xây dựng văn bản hướng dẫn xét xử là một nhiệm vụ rất quan trọng của ngành Tịa án nói chung và của TANDTC nói riêng. Các quan hệ dân sự trong xã hội là những quan hệ phổ biến, đa dạng, rất phức tạp và ln thay đổi, biến hóa theo sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội. Để giải quyết đúng đắn các vụ án dân sự đòi hỏi người Thẩm phán khơng chỉ có kiến thức chun mơn mà cần nắm bắt, cập nhật thường xuyên về tình hình, diễn biến của xã hội. Do đó, việc ra các bản án, quyết định có sai lầm là điều khơng thể tránh khỏi. Lúc này, khi pháp luật nội dung chỉ dừng lại ở mức điều chỉnh chung nhất cho mọi quan hệ xã hội thì vai trị của các văn bản hướng dẫn xét xử là vô cùng quan trọng. Các Thẩm phán căn cứ vào những văn bản hướng dẫn do TANDTC ban hành để kịp thời giải quyết đúng đắn các vụ án dân sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Và khơng chỉ có tác dụng đối với riêng nội bộ ngành Tòa án, từ các văn bản hướng dẫn xét xử, những người dân tham gia vào các quan hệ xã hội có điều kiện soi vào đó để định hướng cho các xử sự, hành vi của mình theo đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, văn bản hướng dẫn xét xử cũng là một kênh hữu hiệu để công luận và xã hội giám sát, đánh giá được hiệu quả hoạt động của ngành Tịa án nhân dân. Vì vậy, cơng tác xây dựng văn bản hướng dẫn xét xử cần phải được xác định là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của TANDTC và phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Từ những văn bản này, TANDTC cần định hướng để nâng lên một tầm mới, đó là xây dựng và hình thành hệ thống án lệ để phục vụ tốt hơn cho việc giải quyết đúng đắn và thống nhất các vụ án dân sự của ngành Tòa án.

3.2.2.2. Sử dụng kết quả giám đốc thẩm làm tiêu chí để đánh giá cán bộ, từ đó xác định phương hướng giáo dục, đào tạo đội ngũ Thẩm phán có chất lượng cao

Như đã trình bày ở những phần trên, giám đốc thẩm là một trong những hoạt động giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới. Quyết định giám đốc thẩm đưa ra đánh giá về tính đúng đắn hay khơng đúng đắn của Tịa án cấp dưới, vì vậy nó là tiêu chuẩn rõ ràng nhất để đánh giá chất lượng xét xử trong ngành TAND. Trên cơ sở tổng kết, phân tích kết quả giám đốc thẩm có thể đánh giá chất lượng xét xử của từng cá nhân và tập thể Thẩm phán, từ đó xây dựng được hệ thống chỉ tiêu thi đua khen thưởng để áp dụng trong toàn ngành. Đối với các Thẩm phán có kết quả xét xử tốt, khơng có án hủy cần được khen thưởng kịp thời và được ưu tiên trong quá trình xem xét bổ nhiệm. Đối với Thẩm phán có án xét xử sai cần được rút kinh nghiệm, phê bình kịp thời, thậm chí nếu án sai nhiều cần xem xét kỷ luật, miễn nhiệm hoặc chuyển công tác khác. Sử dụng kết quả giám đốc thẩm làm tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ chính là thước đo để các Thẩm phán xây dựng mục tiêu phấn đấu cho bản thân. Cũng từ việc thống kê, phân tích kết quả giám đốc thẩm, ngành Tịa án nhìn ra được điểm mạnh, điểm yếu, điểm cịn thiếu sót trong q trình giải quyết vụ án, từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chất lượng cao, đáp ứng được đòi hỏi của Nhà nước pháp chế xã hội chủ nghĩa.

3.2.2.3. Nâng cao vai trò, chất lượng của Viện kiểm sát trong công tác kiểm sát hoạt động tư pháp đối với việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm

Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được xác định là một trong những hoạt động tư pháp được tiến hành bởi Tịa án, do đó hoạt động này tất nhiên là một đối tượng chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sát. Việc quy định thẩm quyền kháng nghị và tham gia phiên tòa giám đốc thẩm của Viện kiểm sát là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành được Hiến pháp

cũng cho thấy thông qua công tác kiểm sát án dân sự, nhiều bản án, quyết định do Viện kiểm sát kháng nghị được Tòa án cấp giám đốc thẩm chấp nhận. Và tại phiên tòa giám đốc thẩm, Viện kiểm sát cũng thể hiện vai trị của mình thơng qua việc phát biểu bảo vệ quan điểm kháng nghị, quan điểm về việc giải quyết vụ án, thậm chí phát biểu quan điểm khơng đồng tình với kháng nghị của Chánh án Tòa án dẫn đến việc rút kháng nghị của Chánh án tại phiên tòa. Rõ ràng, Viện kiểm sát có vai trị rất tích cực trong việc giải quyết các vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, đảm bảo hoạt động này tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Hơn thế nữa, nếu để Tòa án tự kháng nghị, tự xét xử mà khơng có sự tham gia của một cơ quan giám sát khác thuộc Nhà nước sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng vi phạm thủ tục tố tụng hoặc thiếu khách quan gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Từ những phân tích trên, cần khẳng định việc quy định quyền kháng nghị và tham gia phiên tòa giám đốc thẩm dân sự của Viện kiểm sát phải tiếp tục được ghi nhận, củng cố. Hội đồng giám đốc thẩm chỉ được ra quyết định khi có mặt của đại diện Viện kiểm sát.

Bên cạnh việc củng cố quy định pháp luật, Viện kiểm sát cũng cần tăng cường tinh thần, trách nhiệm, nắm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của mình để chủ động, tích cực trong việc phát hiện và kháng nghị đối với những bản án, quyết định có vi phạm pháp luật. Việc kháng nghị phải xuất phát từ hoạt động kiểm sát một cách tích cực các phán quyết của Tòa án trong việc giải quyết vụ án dân sự chứ không phải từ áp lực của chỉ tiêu thi đua đề ra. Song song với công tác kháng nghị, Viện kiểm sát phải nâng cao kỹ năng tham gia phiên tịa giám đốc thẩm để có thể bảo vệ kháng nghị của mình và đưa ra những quan điểm đúng đắn đối với việc giải quyết vụ án.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Công tác giám đốc thẩm vụ án dân sự trong những năm gần đây luôn nhận được sự quan tâm và chú trọng từ phía Đảng và Nhà nước, do đó đã đạt được những chuyển biến tích cực trong quá trình giải quyết án dân sự. Từ hoạt động xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, nhiều bản án, quyết định bị phát hiện có sai lầm đã được khắc phục, sửa chữa kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Thông qua công tác này, TANDTC đã ban hành các văn bản hướng dẫn thống nhất việc áp dụng pháp luật, hạn chế các sai lầm tương tự tiếp tục xảy ra, từ đó nâng cao chất lượng xét xử trong tồn ngành Tịa án. Với những kết quả đáng khích lệ đã đạt được, cơng tác giám đốc thẩm cũng đã góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp nói riêng, vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung.

Mặc dù vậy, trong thực tiễn xét xử giám đốc thẩm vẫn bộc lộ nhiều điểm hạn chế ở các mặt như: thủ tục giám đốc thẩm dân sự cịn khép kín, sự tham gia của đương sự và Luật sư còn hạn chế, phiên tòa giám đốc thẩm diễn ra khơng cơng khai; chưa khắc phục được tình trạng xét xử nhiều lần, kéo dài; quyết định giám đốc thẩm chưa được Tòa án cấp dưới thực sự tôn trọng...

Để hoạt động giám đốc thẩm đạt được hiệu quả cao trong thực tiễn, việc nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm hồn thiện các quy định cịn chưa phù hợp của pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục giám đốc thẩm là rất cần thiết. Các đề xuất, kiến nghị sửa đổi những quy định về giám đốc thẩm dân sự không thể áp dụng một cách riêng lẻ mà phải được kết hợp tiến hành đồng bộ mới có thể đem lại hiệu quả tối ưu trong hoạt động giải quyết các vụ án dân sự. Đồng thời, bên cạnh các kiến nghị về mặt lập pháp, cũng cần chú ý đến

các giải pháp về mặt hoạt động thực hiện pháp luật để từ đó nâng cao chất lượng của công tác giám đốc thẩm trong thực tiễn xét xử các vụ án dân sự.

KẾT LUẬN

Giám đốc thẩm vụ án dân sự không phải một cấp xét xử thứ ba, đây là thủ tục tố tụng đặc biệt được BLTTDS quy định để Tòa án cấp trên xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhằm phát hiện và khắc phục những sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án cấp dưới trong việc giải quyết các vụ án dân sự. Thủ tục giám đốc thẩm có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo vệ công lý, đảm bảo hoạt động xét xử được thực hiện đúng pháp luật, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Cũng thông qua hoạt động giám đốc thẩm vụ án dân sự, TANDTC đã sử dụng kết quả giám đốc thẩm để tổng kết, rút kinh nghiệm đối với cơng tác xét xử của tồn ngành; xây dựng văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và tiến tới hình thành hệ thống án lệ trong việc giải quyết các vụ án dân sự.

Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, cho đến nay các vấn đề cơ bản của thủ tục giám đốc thẩm trong BLTTDS hiện hành đã được quy định khá cụ thể, chi tiết, góp phần nâng cao chất lượng của công tác giám đốc thẩm. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu về mặt lập pháp và thực tiễn áp dụng pháp luật, các quy định đối với thủ tục giám đốc thẩm vẫn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, chưa thực sự phù hợp với thực tiễn xã hội. Tình trạng xét xử đi xét xử lại, thậm chí qua nhiều vịng tố tụng, kéo dài trong nhiều năm đối với các vụ án dân sự và việc khiếu nại tràn lan của đương sự vẫn tiếp tục diễn ra. Do đó, các quy định về giám đốc thẩm vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để góp phần nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án dân sự.

Qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã đưa ra nhiều kiến nghị, giải pháp về cả mặt lập pháp và mặt thực tiễn hoạt động pháp luật nhằm khắc phục những điểm còn tồn tại, hạn chế của công tác giám đốc thẩm vụ án dân sự. Các giải pháp này khi áp dụng phải được tiến hành một cách thống nhất, đồng

bộ, một giải pháp được thực hiện tốt sẽ hỗ trợ, hoàn thiện cho những giải pháp khác. Mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị, đề xuất đối với thủ tục giám đốc thẩm là nhằm nâng cao chất lượng xét xử trong tồn ngành Tịa án, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của đương sự, từ đó tạo mơi trường pháp lý thuận lợi để thúc đẩy phát triển các giao lưu dân sự và trên hết là bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 119 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)