Chuẩn bị mở phiên tòa giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 67 - 69)

Như đã nêu ở trên, trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị, phiên tòa giám đốc thẩm phải được mở ra để xem xét lại những sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đây là khoảng thời gian cần thiết để Tịa án có thẩm quyền thực hiện cơng tác chuẩn bị cho phiên tòa giám đốc thẩm. Kết quả của phiên tịa có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác chuẩn bị, bởi lẽ việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chủ yếu dựa vào hồ sơ vụ án. Đến Dự thảo BLTTDS Dự thảo sửa đổi BLTTDS lần thứ 04 (trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp

thứ 40, Quốc hội khóa XIII, tháng 08/2015), Điều 333 đã ghi nhận trong những trường hợp nhất định Tịa án có thể triệu tập hoặc bắt buộc triệu tập đương sự tham gia phiên tịa giám đốc thẩm. Như vậy, Tịa án vẫn có thể tùy nghi quyết định việc triệu tập đương sự trong trường hợp luật không quy định bắt buộc. Tại khoản 2 Điều 336 của Dự thảo cũng quy định: Trường hợp có đương sự, người tham gia tố tụng hoặc người có liên quan khác được Tịa án triệu tập đến phiên tịa giám đốc thẩm thì họ trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu. Căn cứ theo nội dung điều luật, đương sự chỉ được trình bày ý kiến khi Hội đồng giám đốc thẩm cho phép và về những vấn đề mà Hội đồng yêu cầu. Rõ ràng, với các quy định trên đây có thể nhận định nếu Dự thảo sửa đổi BLTTDS lần thứ 04 được Quốc hội thông qua thì thực chất việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật vẫn chủ yếu dựa vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Do đó, cơng tác chuẩn bị cho phiên tịa giám đốc thẩm vẫn có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

Sau khi nhận được kháng nghị, Chánh án Tịa án sẽ phân cơng một Thẩm phán là thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chịu trách nhiệm chính đối với việc chuẩn bị phiên tòa. Thẩm phán này sẽ thực hiện việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, bản án, quyết định bị kháng nghị, bản kháng nghị, kết luận của Viện kiểm sát nếu có và làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên tòa. Bản thuyết trình này phải tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi trước cho các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa. Các thành viên khác của Hội đồng cũng tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án và nắm vững các nội dung, chi tiết của vụ án để tham gia phiên tịa giám đốc thẩm.

Trong q trình chuẩn bị, nếu thấy những chứng cứ, tài liệu cần thiết cho việc xét lại bản án, quyết định bị kháng nghị chưa đầy đủ thì phải tiến hành thu thập thêm chứng cứ, tài liệu cần thiết. Xét thấy cần phải xác minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)