Trình tự, thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 61 - 66)

2.2.6.1. Ra quyết định kháng nghị

Sau khi nghe báo cáo của người được phân công nghiên cứu đơn đề nghị, hồ sơ vụ án và xác định được phạm vi kháng nghị, người có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định việc có kháng nghị hay không. Trường hợp không kháng nghị sẽ thông báo bằng văn bản cho đương sự biết. Nếu việc kháng nghị được tiến hành, quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải bao gồm các nội dung quy định tại Điều 287 BLTTDS sửa đổi năm 2011 như sau: số, ngày, tháng, năm của quyết định kháng nghị; chức vụ của người ra quyết định kháng nghị; số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị; phải nhận xét, phân tích rõ những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị; kháng nghị một phần hay toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; chỉ rõ Tịa án có thẩm quyền giám đốc thẩm; nêu đề nghị của người có thẩm quyền kháng nghị đối với Hội đồng giám đốc thẩm.

2.2.6.2. Thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị

Để tránh việc kháng nghị không cần thiết, thiếu căn cứ, Điều 289 BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định về việc thay đổi, bổ sung, rút quyết định

kháng nghị giám đốc thẩm của chính những người ban hành quyết định kháng nghị như sau:

Người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị, nếu chưa hết thời hạn kháng nghị;

Người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc tồn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm.

Như vậy, nếu muốn thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị thì bắt buộc hoạt động này phải được tiến hành trong thời hạn kháng nghị do pháp luật quy định. Hết thời hạn này, người có quyền kháng nghị chỉ được rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị, và quyền này được thực hiện trước khi mở phiên tịa hoặc thậm chí ngay tại phiên tịa giám đốc thẩm.

Hiện nay, BLTTDS sửa đổi năm 2011 chưa có quy định nào về hậu quả pháp lý của việc rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị của người có thẩm quyền. Vấn đề đặt ra là trong những trường hợp này Tịa án có phải ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm hay không, trong khi Điều 300 BLTTDS sửa đổi năm 2011 về việc đình chỉ giải quyết vụ án khơng quy định trường hợp này. Đặc biệt, trong trường hợp xét thấy bản án, quyết định có xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án mà người có thẩm quyền kháng nghị đã rút tồn bộ kháng nghị thì Tịa án cấp giám đốc thẩm sẽ giải quyết như thế nào cũng không được đề cập. Do vậy, các nhà lập pháp cần nghiên cứu bổ sung các quy định về hậu quả pháp lý trong trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị rút một phần hoặc tồn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tịa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm để việc áp dụng pháp luật được thực hiện thống nhất trên thực tế.

Sau khi ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, quyết định này phải được gửi cho các đối tượng được quy định tại Điều 290 BLTTDS sửa đổi năm 2011, cụ thể như sau:

Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi ngay cho Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.

Trong trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ cho Tịa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

Trong trường hợp Viện trưởng VKSNDTC hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tịa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

Quy định về việc gửi quyết định kháng nghị là rất cần thiết để đảm bảo quyền, lợi ích của các đương sự, đồng thời đảm bảo việc giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm được tiến hành nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể về thời hạn gửi quyết định kháng nghị trong các trường hợp nêu trên. Như thế nào được hiểu là “gửi ngay”; và nếu vi phạm thời hạn này thì dẫn tới hậu quả pháp lý gì, hình thức xử lý ra sao cũng là một vấn đề cần được quy định rõ.

2.2.6.4. Hỗn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Để đảm bảo điều kiện thực tế cho việc xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, pháp luật tố tụng dân sự quy định bản án, quyết định đã có

hiệu lực pháp luật có thể bị hỗn hoặc tạm đình chỉ thi hành. Điều 286 BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định như sau:

1. Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án có quyền u cầu hỗn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc hoãn thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

2. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.

Để tránh sự tùy tiện trong việc hỗn hoặc tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực, việc yêu cầu hỗn hoặc quyết định tạm đình chỉ phải được thực hiện trong trường hợp cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho việc xem xét lại bản án, quyết định có sai lầm. Căn cứ theo nội dung điều luật, việc hỗn hoặc tạm đình chỉ thi hành án sẽ được lựa chọn thực hiện tùy theo giai đoạn kháng nghị. Trong thời hạn đang xem xét, cân nhắc việc kháng nghị giám đốc thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm có thể yêu cầu hỗn thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu thấy việc làm này là cần thiết. Giai đoạn sau khi đã ra quyết định giám đốc thẩm, người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm sẽ có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Đối với trường hợp hoãn thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, người có thẩm quyền kháng nghị chỉ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn thi hành án. Khoản 2 Điều 48 Luật thi hành án dân sự 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về hoãn thi hành án trong trường hợp này như sau:

2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được u cầu hỗn thi hành án của người có thẩm quyền kháng

nghị ít nhất 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành án đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế. Trường hợp cơ quan thi hành án nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít hơn 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền quyết định hỗn thi hành án khi xét thấy cần thiết.

Trường hợp vụ việc đã được thi hành một phần hoặc đã được thi hành xong thì cơ quan thi hành án dân sự phải có văn bản thơng báo ngay cho người yêu cầu hoãn thi hành án.

Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án chỉ được yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị nhằm tránh hậu quả không thể khắc phục được.

Thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định không quá 03 tháng, kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án; trong thời gian hỗn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án.

Việc quy định thời hạn hỗn thi hành án trong vịng 03 tháng là hợp lý, bởi lẽ lúc này các căn cứ về việc có sai lầm trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chưa được bộ lộ rõ ràng, cần phải được xem xét. Do đó, nếu khơng quy định cụ thể về thời hạn hỗn thi hành án hoặc quy định thời hạn này quá dài sẽ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của đương sự, nhất là trong trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị quyết định không kháng nghị.

Khác với việc hỗn thi hành án, người có thẩm quyền kháng nghị có quyền trực tiếp quyết định tạm đình chỉ thi hành án. Và việc tạm đình chỉ thi

hành án được thực hiện cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm chứ không bị giới hạn cụ thể như thời hạn hoãn thi hành án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)