Người tiến hành tố tụng và người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 69 - 75)

ủy quyền cho Tòa án cấp dưới thực hiện.

Đối với những bản án, quyết định do Tịa án kháng nghị thì Tịa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp để phục vụ cho việc tham gia phiên tòa của Viện kiểm sát.Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

2.3.3. Người tiến hành tố tụng và người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm thẩm

Một phiên tịa giám đốc thẩm có thể bao gồm hai thành phần: người tiến hành tố tụng và những người khác tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Khác với phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, phiên tịa giám đốc thẩm khơng yêu cầu bắt buộc phải có mặt của những người tham gia tố tụng. Việc có sự xuất hiện của những người này hay không phụ thuộc vào nhận định và quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm trong quá trình xem xét lại vụ án.

2.3.3.1. Người tiến hành tố tụng - Hội đồng giám đốc thẩm dân sự

Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm được quy định tại Điều 54 BLTTDS sửa đổi năm 2011 như sau:

1. Hội đồng giám đốc thẩm TAND cấp tỉnh là Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh. Khi Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia.

2. Hội đồng giám đốc thẩm Tòa chuyên trách TANDTC gồm có ba Thẩm phán;

3. Hội đồng giám đốc thẩm TANDTC là HĐTPTANDTC. Khi HĐTPTANDTC tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia.

Tương tự như giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, Thẩm phán trong giai đoạn giám đốc thẩm cũng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp quy định tại Điều 46 và Điều 47 sửa đổi BLTTDS năm 2011 như sau: Thẩm phán đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự; hoặc đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó hoặc có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể khơng vơ tư trong khi làm nhiệm vụ; họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm vụ án đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng thẩm phán TANDTC, Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm; họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án.

Như vậy, việc quy định như trên nhằm đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán là thành viên của HĐTPTANDTC và Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh vì các thành viên này được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và hoạt động thường xuyên nên không thể bị thay thế.

Thành phần của Hội đồng giám đốc thẩm quy định như hiện nay là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, việc xác định chủ tọa của các phiên tòa giám đốc thẩm vẫn cần được nghiên cứu và tìm kiếm một giải pháp phù hợp hơn. Hiện nay, theo quy định BLTTDS sửa đổi thì Chánh án TANDTC chủ tọa các phiên tòa của HĐTPTANDTC và Chánh án TAND cấp tỉnh chủ tọa các phiên

tòa của Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh. Theo Luật Tổ chức TAND năm 2014 thì TAND cấp tỉnh khơng cịn chức năng giám đốc thẩm, TAND cấp cao được thành lập và Chánh án TAND cấp cao chủ tọa các phiên tòa của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao. Một vấn đề đặt ra là pháp luật quy định Chánh án TANDTC và Chánh án TAND cấp cao có thẩm quyền kháng nghị, và thực tế số lượng kháng nghị của Chánh án chiếm đa số trong tổng số những kháng nghị giám đốc thẩm. Sau đó, chính những người này lại kiêm vai trò chủ tòa phiên tòa giám đốc thẩm để xem xét chính kháng nghị của mình. Rõ ràng, chủ tọa giữ vai trị rất lớn và có sự ảnh hưởng khơng nhỏ đến ý chí của các thành viên khác trong Hội đồng, nhất là khi chủ tọa lại là thủ trưởng của cơ quan. Như vậy, việc xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có thực sự khách quan hay khơng? Việc phát huy trí tuệ tập thể của Hội đồng thẩm phán và Ủy ban thẩm phán có thực sự được thực hiện hay khơng? Vấn đề này cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo hoạt động xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thực hiện một cách khách quan, minh bạch hơn.

- Sự tham gia của Viện kiểm sát trong phiên tòa giám đốc thẩm

Cũng giống như Hội đồng giám đốc thẩm, việc tham gia của đại diện Viện kiểm sát là ngun tắc có tính chất bắt buộc. Khoản 1 Điều 292 BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định: “phiên tịa giám đốc thẩm phải có sự

tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp”. Do thẩm quyền giám đốc thẩm của

Tịa án thay đổi như đã phân tích ở phần trên nên theo Luật Tổ chức VKSND năm 2014 sự tham gia của Viện kiểm sát trong phiên tịa giám đốc thẩm cũng có sự thay đổi, cụ thể: Viện trưởng VKSND cấp cao hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyền tham gia phiên tòa giám đốc thẩm của Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao. Viện trưởng VKSNDTC hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyền tham gia phiên tòa giám đốc thẩm của HĐTPTANDTC.

Việc tham gia phiên tịa giám đốc thẩm khơng chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của Viện kiểm sát. Khác với pháp luật hình sự, Viện kiểm sát khơng thực hành quyền công tố trong lĩnh vực pháp luật dân sự, nhưng lại có vai trị rất quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng, đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Trong trường hợp kháng nghị giám đốc thẩm do Viện trưởng Viện kiểm sát ban hành thì Kiểm sát viên phát biểu để làm rõ, bảo vệ kháng nghị giám đốc thẩm. Nếu qua thuyết trình và thảo luận của Hội đồng giám đốc thẩm mà Kiểm sát viên thấy kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát chưa đúng, thiếu căn cứ thì có thể đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm hỗn phiên tịa để báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét rút quyết định kháng nghị. Đây là một điểm khác biệt với phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm khi mà Viện kiểm sát chỉ có quyền phát biểu ý kiến tại phiên tịa. Trong trường hợp kháng nghị giám đốc thẩm là của Chánh án Tịa án thì đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm nhất trí hay khơng nhất trí với kháng nghị và phân tích lý do đưa ra quan điểm của mình. Tại phiên tịa giám đốc thẩm, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật, Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm khắc phục, trong trường hợp thật cần thiết thì có thể đề nghị hỗn phiên tòa.

- Sự tham gia của Thư ký phiên tòa, Thẩm tra viên hoặc Chuyên viên Tòa án trong phiên tòa giám đốc thẩm

Mặc dù pháp luật tố tụng dân sự khơng có điều luật nào quy định bắt buộc phải có sự tham gia của Thư ký phiên tòa, Thẩm tra viên hoặc Chuyên viên, tuy nhiên trong thực tiễn xét xử giám đốc thẩm, sự tham gia của những thành phần này là rất cần thiết. Bất kể một phiên tòa nào cũng cần Thư ký ghi lại diễn biến phiên tòa được thể hiện dưới dạng biên bản. Bên cạnh đó, Thẩm

tra viên cũng đóng vai trị quan trọng vì họ thường được phân cơng cùng với Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ và trong thực tế họ là người tham gia thuyết trình trước Hội đồng giám đốc thẩm về các nội dung của vụ án cần xem xét lại.

2.3.3.2. Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm

Tương tự như phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, pháp luật tố tụng dân sự cũng quy định sự có mặt của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm, nhưng với điều kiện Hội đồng giám đốc thẩm nhận định việc có mặt của những người này là cần thiết. Theo Khoản 2 Điều 292 BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định: “Khi xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập những người

tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm vụ án.” Những người tham gia tố tụng chủ yếu

phải kể đến nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Luật sư). Việc pháp luật tố tụng dân sự khơng quy định bắt buộc sự có mặt của những người tham gia tố tụng xuất phát từ tính chất đặc thù của thủ tục giám đốc thẩm là hoạt động xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải là xét xử lại vụ án. Tòa án mở phiên tòa giám đốc thẩm để xem xét lại vụ án trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc các chứng cứ do Tòa án thu thập thêm nên sự có mặt của những người tham gia tố tụng rất hạn chế. Một thực tế là việc quy định như vậy dường như chỉ mang tính hình thức vì sự có mặt của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là nguyên đơn và bị đơn tại phiên tịa giám đốc thẩm gần như là khơng có. Thông thường, họ chỉ gửi đơn khiếu nại, tài liệu bổ sung thơng qua đường bưu điện cho Tịa án. Trong trường hợp thật đặc biệt thì họ mới được đại diện của Tòa án, Viện kiểm sát gặp gỡ để trình bày trực tiếp.

Nhiều ý kiến cho rằng việc có mặt của những người tham gia tố tụng tại phiên tịa giám đốc thẩm là khơng cần thiết vì các bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật đã được xét xử qua ít nhất một lần và có thể nhiều hơn, do đó đã đủ chứng cứ, tài liệu để phục vụ cho việc xem xét lại vụ án. Ngoài ra, việc bảo đảm sự có mặt của những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến dự phiên tịa là khó khăn cho chính đương sự, bởi vì TANDTC thực hiện việc giám đốc thẩm đối với các vụ án trên phạm vi tồn quốc nhưng khơng thể tiến hành xét xử lưu động mà chỉ giải quyết các công việc tại trụ sở TANDTC. Tuy nhiên, các ý kiến trái chiều lại cho rằng việc các đương sự khơng có mặt tại phiên tịa giám đốc thẩm là một điểm hạn chế vì việc thu thập chứng cứ còn chưa đầy đủ, nhiều hồ sơ vụ án rất sơ sài, hoặc bị làm sai lệch. Nếu các đương sự khơng có mặt và khơng được trình bày thì rất có thể Hội đồng giám đốc thẩm sẽ đưa ra phán quyết sai lầm. Bên cạnh đó, sự vắng mặt của đương sự sẽ kéo theo tính trách nhiệm chưa cao của Hội đồng giám đốc thẩm do thiếu đi sức ép trực tiếp từ phái các bên và tính tranh luận tại phiên tịa cũng giảm đi đáng kể. Chính vai trị của đương sự mờ nhạt như vậy làm cho việc xét lại vụ án ở giai đoạn giám đốc thẩm nhiều khi mang tính chất một chiều, dẫn đến phán quyết của Hội đồng giám đốc thẩm thiếu tính khách quan, tồn diện và chính xác. Về vấn đề này, pháp luật tố tụng dân sự của đa số các nước trên thế giới như Cộng hòa Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên bang Nga đều cho phép các đương sự có mặt tại phiên tịa giám đốc thẩm. Để pháp luật tố tụng dân sự được hồn thiện hơn, đảm bảo sự khách quan, chính xác của hoạt động giám đốc thẩm, BLTTDS cần sửa đổi theo hướng cho phép đương sự được tham gia phiên tịa giám đốc thẩm mà khơng phụ thuộc vào việc được triệu tập khi Tòa án thấy cần thiết.

Hiện nay, việc tham gia phiên tòa dân sự của những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, mà cụ thể là Luật sư đang ngày càng

được đề cao. Tuy nhiên, hoạt động của Luật sư ở giai đoạn giám đốc thẩm lại không được coi trọng đúng mức. Việc tiếp cận hồ sơ vụ án trong giai đoạn giám đốc thẩm thường khá khó khăn và nhiều khi khơng thể thực hiện được. BLTTDS cũng khơng có điều khoản nào quy định trực tiếp quyền tham gia phiên tòa giám đốc thẩm của Luật sư. Rõ ràng, vai trò của Luật sư trong tố tụng dân sự là rất quan trọng. Đây là một nhân tố bên ngồi Nhà nước, có vai trị đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời tạo điều kiện để Tòa án giải quyết vụ án dân sự một cách chính xác. Việc Luật sư khơng tham gia phiên tòa giám đốc thẩm sẽ là một thiệt thòi cho các bên đương sự, và cũng là một khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng khi đưa ra phán quyết vì khơng có sự phản biện dân chủ và khách quan của Luật sư nên nhiều khi mang tính phiến diện, một chiều, dễ xảy ra sai lầm. Pháp luật tố tụng dân sự của nhiều nước cũng đều có các điều khoản quy định để Luật sư tham gia một cách tích cực vào quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn giám đốc thẩm như BLTTDS của Cộng hòa Pháp, Hoa Kỳ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)