Phạm vi giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 77 - 78)

Mục đích của việc xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm là nhằm khắc phục, sửa chữa những sai lầm trong các bản án, quyết định đó. Muốn làm được việc này, Hội đồng giám đốc thẩm phải căn cứ vào những nội dung, tài liệu, chứng cứ của vụ án. Tuy nhiên, để tránh làm mất tính ổn định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, phạm vi của việc xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm phải bị đặt dưới những giới hạn nhất định. Điều 296 BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định: Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Ngồi ra, Hội đồng giám đốc thẩm có quyền

xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khơng bị kháng nghị hoặc khơng có liên quan đến việc xem xét kháng nghị nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án. Việc quy định phạm vi của giám đốc thẩm phụ thuộc vào quyết định kháng nghị là hoàn toàn hợp lý, đặc biệt là đối với các vụ án trong lĩnh vực dân sự. Nếu những vấn đề không được các bên đề nghị kháng nghị để xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm nhưng vẫn bị đưa ra xét lại sẽ làm ảnh hưởng đến tính ổn định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và quyền tự định đoạt của đương sự. Bên cạnh đó, phạm vi giám đốc thẩm cũng được linh hoạt mở rộng hơn đối với những phần của bản án, quyết định khơng có kháng nghị trong trường hợp những phần quyết định này xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải đương sự. Quy định như vậy chưa thực sự hợp lý vì nếu phát hiện bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật xâm phạm quyền lợi của mình, bên thứ ba hồn tồn có thể làm đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm. Rõ ràng, việc Tòa án tự ý xem xét lại những nội dung khơng bị kháng nghị với mục đích bảo vệ bên thứ ba không phải đương sự, trong khi chính những người này khơng u cầu đã làm cho các quan hệ dân sự mất tính ổn định và chưa đảm bảo nguyên tắc tự định đoạt trong tố tụng dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)