Phát hiện sai lầm, vi phạm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 44 - 46)

lực của Tòa án

Giám đốc thẩm về bản chất không phải là một cấp xét xử thứ ba, do đó các đương sự khơng có quyền trực tiếp yêu cầu tiến hành thủ tục tố tụng đặc biệt này. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự vẫn bảo đảm quyền tố tụng của đương sự bằng việc ghi nhận các đương sự có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định của Tòa án và đề nghị, thông báo bằng văn bản tới những người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm để những chủ thể này xem xét và quyết định việc kháng nghị. Điều 284 BLTTDS sửa đổi về phát hiện bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm quy định cụ thể như sau:

1. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có

quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 BLTTDS để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thơng báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của BLTTDS.

Căn cứ vào nội dung Điều 284 BLTTDS cho thấy, pháp luật tố tụng dân sự nước ta khơng cho phép đương sự có quyền kháng cáo giám đốc thẩm, họ chỉ có quyền phát hiện vi phạm để thơng báo cho người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Mặt khác, BLTTDS lại cho phép nhiều chủ thể khác là các cá nhân, cơ quan, tổ chức, kể cả các cá nhân, cơ quan, tổ chức khơng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến các vụ việc dân sự được quyền phát hiện vi phạm trong các bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và thơng báo cho người có thẩm quyền kháng nghị.

Nếu chiếu theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì quy định này rõ ràng chưa thực sự tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự. Nhiều quốc gia trên thế giới đã coi kháng cáo hợp lệ của đương sự là cơ sở để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Điều 609 BLTTDS Pháp quy định: quyền kháng cáo phá án thuộc về tất cả các bên có lợi ích trong bản án. Hay như BLTTDS Liên bang Nga quy định: những người tham gia tố tụng và những người khác nếu thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án xâm phạm có quyền kháng cáo giám đốc thẩm bản án, quyết định đó trừ bản án, quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao Liên bang Nga. Nhiều ý kiến cho rằng cần bổ sung quy định cho phép đương sự có quyền kháng cáo giám đốc thẩm để đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự và quyền tự định đoạt của các đương sự. Nếu căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội hiện

nay của Việt Nam thì quy định này vẫn có yếu tố phù hợp, bởi lẽ trình độ dân trí và nhận thức pháp luật của người dân cịn thấp, điều này sẽ dẫn đến tình trạng kháng cáo tràn lan theo kiểu “còn nước còn tát” của người dân bất kể kháng cáo có căn cứ pháp luật hay không. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển chung, việc trao quyền kháng cáo cho đương sự là cần thiết nhưng đồng thời phải đặt ra những quy định phù hợp để hạn chế hiện tượng kháng cáo tràn lan của đương sự.

So với BLTTDS năm 2004, khoản 1 Điều 47 LSĐBS Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 đã sửa đổi Điều 284 BLTTDS theo hướng bổ sung quy định về thời hạn đề nghị bằng văn bản với những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật. Quy định này đã hạn chế thời gian mà đương sự có quyền đề nghị nhằm đảm bảo tính ổn định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 284 BLTTDS sửa đổi lại không hạn chế về thời gian thông báo bằng văn bản theo thủ tục giám đốc thẩm của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác là không phù hợp về mặt lý luận và không phù hợp với nguyên tắc về quyền tự định đoạt của đương sự. Rõ ràng, bản án, quyết định nếu có vi phạm pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đương sự, nhưng quyền đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của họ lại bị khống chế trong thời hạn 01 năm, trong khi những cá nhân, tổ chức khác lại không bị hạn chế về thời gian. Việc quy định như vậy sẽ làm mất tính ổn định của những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đồng thời tạo ra khe hở trong hoạt động tư pháp, là lỗ hổng cho các tiêu cực trong hoạt động tố tụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)