Thẩm quyền giám đốc thẩm dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 66 - 67)

Khi một bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị tức là bản án, quyết định đó đang bị đặt trong tình trạng phải xem xét lại tính hợp pháp. Tuy nhiên, việc xem xét lại và quyết định về tính có đúng đắn hay khơng của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật lại thuộc thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm. Điều 293 BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định Tịa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tịa để xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị. Theo quy định tại Điều 291 BLTTDS sửa đổi năm 2011 khơng phải Tịa án nào cũng có thẩm quyền giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, mà quyền này chỉ được trao cho TANDTC và Tòa án cấp tỉnh. Theo quy định này, riêng ở TANDTC đã có hai cấp giám đốc thẩm, đó là các Tịa chun trách thuộc TANDTC và Hội đồng thẩm phán TANDTC. Có thể thấy thẩm quyền giám đốc thẩm đã được phân cấp tương đối rành mạch. Tòa án cấp trên chỉ được giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án cấp dưới trực tiếp.

Trước đây, PLTTGQCVADS quy định ngoài các cấp giám đốc thẩm nêu trên cịn tồn tại một cấp có thẩm quyền giám đốc thẩm là Ủy ban thẩm phán TANDTC. Ủy ban này sẽ giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa chuyên trách thuộc TANDTC. Việc lược bỏ Ủy ban thẩm phán TANDTC là một sự cải tiến lớn, đã giảm bớt được một nấc trong thủ tục giám đốc thẩm dân sự để phù hợp với yêu cầu của quá trình cải cách tư pháp.

Đến Luật Tổ chức TAND năm 2014, hệ thống bộ máy TAND đã có sự thay đổi lớn. Hiện nay, Tòa án gồm 04 cấp: TANDTC, TAND cấp cao, TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện. Chức năng, nhiệm vụ của các cấp Tòa án cũng có sự thay đổi. Theo đó, các Tịa án chuyên trách đã bị tách khỏi TANDTC, đồng nghĩa với việc bỏ chức năng xét xử phúc thẩm của TANDTC. Chức năng này sẽ được chuyển xuống cho TAND cấp cao thực hiện. Với mơ hình tổ chức này, thẩm quyền giám đốc thẩm chỉ được trao cho TANDTC và TAND cấp cao. Việc xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm ở TAND cấp cao sẽ do Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tiến hành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Luật Tổ chức TAND năm 2014. Việc xét xử của Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao được quy định tại Điều 32 Luật Tổ chức TAND năm 2014 xét xử giám đốc thẩm như sau: “Uỷ ban thẩm phán TAND cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao”. Đối với việc xét lại

vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm ở TANDTC sẽ do HĐTPTANDTC tiến hành. Điều 23 Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định: “HĐTPTANDTC xét

xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 thẩm phán hoặc toàn thể thẩm phán TANDTC”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)