Phạm vi kháng nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 60 - 61)

Đối với việc kháng nghị giám đốc thẩm, yếu tố đầu tiên xác định phạm vi của kháng nghị là yêu cầu, khiếu nại của đương sự. Khi phát hiện sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án, các đương sự có quyền nộp đơn đề nghị xem xét lại các bản án, quyết định này theo thủ tục giám đốc thẩm. Chính trên cơ sở các yêu cầu, khiếu nại này mà người có thẩm quyền sẽ phân công cán bộ tiến hành nghiên cứu đơn và hồ sơ vụ án để báo cáo người có quyền kháng nghị xem xét, quyết định. Tuy nhiên, khi xem xét lại toàn bộ vụ án theo yêu cầu của đương sự, nếu phát hiện những sai lầm của bản án, quyết định nhưng không nằm trong đề nghị của đương sự thì người có thẩm quyền kháng nghị phải xem xét, cân nhắc để kháng nghị.

Ngồi ra, thơng qua cơng tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử trong nội bộ ngành Tịa án và thơng qua hoạt động kiểm sát tư pháp của Viện kiểm sát cũng phát hiện được những sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đối với các trường hợp này, người có thẩm quyền kháng nghị cũng có thể ra quyết định kháng nghị khơng dựa trên cơ sở đề nghị, khiếu nại của đương sự.

Việc quy định quyền kháng nghị ở phạm vi rộng, vượt ra ngoài yêu cầu, đề nghị của đương sự như hiện nay ở nước ta thiết nghĩ cần được xem xét cẩn trọng hơn. Một nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự. Đối với một bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu các bên đương sự đều thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình được đảm bảo và khơng có khiếu nại, đề nghị gì thì kháng nghị của người có thẩm quyền vơ hình đã làm ảnh hưởng đến quyền tự định đoạt của các đương sự. Pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới như Cộng hòa Pháp, Liên bang

Nga, Hoa Kỳ hay Nhật Bản đều quy định kháng cáo của đương sự là căn cứ của việc xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm. “Vì vậy, cần phải nghiên cứu để hoàn thiện BLTTDS theo hướng: kháng nghị giám đốc thẩm phải căn cứ vào đơn đề nghị xem xét lại, bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm của đương sự; việc kháng nghị giám đốc thẩm ngoài phạm vi yêu cầu của đương sự chỉ được thực hiện khi có sự vi phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng.” [8, tr.98]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)