Về một số kế quả đạt được từ thực tiễn giám đốc thẩm vụ án dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 86 - 88)

QUẢ CỦA THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

3.1. Thực tiễn thực hiện thủ tục giám đốc thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự án dân sự

3.1.1. Về một số kế quả đạt được từ thực tiễn giám đốc thẩm vụ án dân sự dân sự

Những năm gần đây, chất lượng cơng tác xét xử của ngành Tịa án ngày càng được nâng cao, đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công lý, ổn định trật tự xã hội và củng cố lòng tin của nhân dân vào đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự, công tác giám đốc thẩm dân sự đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận ở những mặt sau:

- Bằng việc xem xét lại các bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, thủ tục giám đốc thẩm đã góp phần quan trọng trong việc sửa sai lầm của Tòa án các cấp.

Trong những năm gần đây, thông qua thủ tục giám đốc thẩm, ngành Tòa án đã thụ lý và sửa chữa, khắc phục những vi phạm của nhiều bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Thực tiễn việc xét lại vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm của Tòa án trong thời gian 05 năm (từ năm 2010 đến năm 2014) được thể hiện cụ thể như sau:

Năm 2010: Tổng số thụ lý là 1615 vụ. Giải quyết: 1318 vụ. Đạt tỷ lệ 81,6%. Trong đó, TANDTC giải quyết 935 vụ.

Năm 2011: Tổng số thụ lý là 1695 vụ. Giải quyết: 1426 vụ. Đạt tỷ lệ 84,13%. Trong đó, TANDTC giải quyết 1068 vụ.

Năm 2012: Tổng số thụ lý là 1417 vụ. Giải quyết: 1185 vụ. Đạt tỷ lệ 83,62%. Trong đó, TANDTC giải quyết 727 vụ.

Năm 2013: Tổng số thụ lý là 1273 vụ. Giải quyết: 1158 vụ. Đạt tỷ lệ 90,96%. Trong đó, TANDTC giải quyết 717 vụ.

Năm 2014: Tổng số thụ lý là 1049 vụ. Giải quyết: 833 vụ. Đạt tỷ lệ 79,41%. Trong đó, TANDTC giải quyết 474 vụ.

(Theo Phụ lục 02 - Báo cáo tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành BLTTDS, năm 2015)

Từ số liệu cụ thể trên đây có thể nhận thấy mỗi năm Tòa án đã giải quyết trên dưới 1000 bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có sai lầm. Việc khắc phục, sửa chữa những sai sót này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, đồng thời củng cố lòng tin của người dân đối với hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và ngành Tịa án nói riêng.

- Thủ tục giám đốc thẩm đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng xét xử của ngành Tòa án.

Từ hoạt động sửa chữa những sai lầm của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, công tác giám đốc thẩm đã có tác động không nhỏ đến chất lượng xét xử trong lĩnh vực dân sự của ngành Tòa án. Việc chỉ ra và sửa chữa kịp thời những sai lầm trong các bản án, quyết định đã giúp Thẩm phán nhận ra những thiếu sót trong q trình giải quyết vụ án, từ đó nâng cao năng lực, trình độ chun mơn và ý thức của đội ngũ Thẩm phán TAND các cấp. Kết quả giám đốc thẩm đã được ngành Tịa án sử dụng là một trong các tiêu

chí để đánh giá chất lượng của đội ngũ Thẩm phán. TANDTC đã quy định cụ thể về việc không được thi đua khen thưởng nếu Thẩm phán có án bị hủy, sửa trong năm công tác; trường hợp số lượng án bị hủy, sửa nhiều thì Thẩm phán có thể bị kỷ luật. Số lượng án bị sửa, hủy cũng là căn cứ để tiến hành bổ nhiệm hoặc tái nhiệm đối với Thẩm phán. Ngoài việc tác động đến cá nhân Thẩm phán, kết quả giám đốc thẩm cũng ảnh hưởng đến trách nhiệm, đến thi đua khen thưởng của từng đơn vị có án bị sửa, hủy, do đó đã gián tiếp góp phần nâng cao chất lượng xét xử của tồn ngành Tịa án.

Ngồi ra, khơng chỉ rút kinh nghiệm cho cá nhân Thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ án mà thông qua hoạt động giám đốc thẩm, ngành Tịa án cịn cơng khai và thơng tin rộng rãi quyết định giám đốc thẩm đến toàn ngành để rút kinh nhiệm chung, tránh các sai lầm tương tự có thể tiếp tục xảy ra trên diện rộng. Không chỉ dừng lại ở việc rút kinh nghiệm trong hoạt động của ngành, từ các quyết định giám đốc thẩm, TANDTC còn tổng hợp và ban hành các văn bản hướng dẫn xét xử đối với các vụ án dân sự. Từ năm 2010 đến nay, TANDTC đã ban hành nhiều Nghị quyết trong lĩnh vực giải quyết vụ án dân sự, đặc biệt đã kịp thời ban hành các Nghị quyết để hướng dẫn những điểm mới của BLTTDS sửa đổi năm 2011. Các Nghị quyết này đã góp phần không nhỏ trong việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật cho đội ngũ Thẩm phán để giải quyết đúng đắn các vụ án dân sự, từ đó nâng cao chất lượng xét xử của tồn ngành Tịa án. Đồng thời, việc ban hành các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán đã tạo điều kiện cho người dân nắm rõ và vận dụng đúng pháp luật trong các hoạt động dân sự đời thường, cũng như có cơ sở để theo dõi, giám sát hoạt động giải quyết các vụ án dân sự của ngành Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)