Việc xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân sự được thực hiện trên cơ sở xác định bản chất của những sai lầm, vi phạm của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 28 - 30)

thực hiện trên cơ sở xác định bản chất của những sai lầm, vi phạm của các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án dân sự

Trong thực tiễn xét xử án dân sự của ngành Tịa án, có nhiều phán quyết của Tịa án sau khi ban hành, đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có sai lầm, vi phạm các quy định của pháp luật. Những bản án, quyết định này không bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của đương sự, ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngành Tịa án nói riêng, của Nhà nước nói chung, do vậy cần được xem xét lại theo một trình tự đặc biệt. Việcnghiên cứu cho thấy, những sai lầm, vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án có thể xuất phát từ nhiều chủ thể khác nhau như Tòa án, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Đối với Tịa án thì những sai lầm, vi phạm của Tịa án có thể xuất phát từ lỗi chủ quan của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân (vô ý hoặc cố ý) hoặc do nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ lỗi của các chủ thể khác. Dựa trên cơ sở mức độ lỗi và tính chất của sai lầm, vi phạm của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các chủ thể khác nhà làm luật cần phân hóa căn cứ kháng nghị từ đó thiết lập các thủ tục tương ứng (giám đốc thẩm, tái thẩm) để khôi phục quyền lợi của đương sự. Những sai lầm, vi phạm của Tòa án làm căn cứ để xét lại bản án, quyết định phải là những sai lầm, vi phạm dẫn đến hậu quả nhất định, thường được thể hiện dưới một số hình thức cơ bản như: kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Kết luận trong bản án, quyết định khơng phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án được thể hiện ở những dạng hành vi, như chưa đủ các chứng cứ tài liệu để giải quyết vụ án nhưng Tòa án

vẫn giải quyết nên quyết định của Tòa án thiếu cơ sở, đánh giá sai chứng cứ, tài liệu của vụ án dẫn đến quyết định giải quyết vụ án không phù hợp với bản chất sự việc... Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được biểu hiện dưới dạng vi phạm các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự, Tòa án giải quyết vụ án sai thẩm quyền, khơng hịa giải trước khi xét xử... Sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật thường là việc Tòa án áp dụng văn bản pháp luật khơng đúng, khơng cịn hiệu lực, áp dụng khơng đúng điều luật hoặc không đúng nội dung mà điều luật quy định... Những vi phạm phổ biến này trong thực tiễn hoạt động của Tòa án đã được pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận là những căn cứ bắt buộc để tiến hành kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dân sự nhằm mục đích sửa chữa những sai lầm, vi phạm nói trên, từ đó đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Khác với thủ tục giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm dân sự dựa trên cơ sở mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự và Tịa án khơng thể biết được trong q trinh giải quyết vụ án; có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng khơng đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật. So sánh những căn cứ này với những căn cứ theo thủ tục giám đốc thẩm ta có thể thấy được sự khác biệt cơ bản để phân biệt hai thủ tục trên. Nếu như những sai lầm, vi phạm pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm xuất phát từ lỗi vô ý của Tòa án (đây là nguyên nhân khách quan, phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong việc giải quyết vụ án) thì thủ tục tái thẩm quy định những sai lầm trong việc giải quyết vụ án xuất phát khơng chỉ từ Tịa án mà còn từ nhiều chủ thể khác tham gia tố tụng, như người phiên dịch, người giám định... Sai lầm này có thể xuất phát từ việc phát hiện những tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án mà Tịa án và

đương sự khơng thể biết được khi giải quyết vụ án, đây được xem là nguyên nhân khách quan, vượt ra ngồi ý chí của Tịa án và các bên đương sự. Hoặc sai lầm trong việc giải quyết vụ án có thể xuất phát từ chính ý muốn chủ quan của những người tiến hành tố tụng (nguyên nhân chủ quan).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)