Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 50 - 58)

Kháng nghị giám đốc thẩm là một quyết định quan trọng của người có thẩm quyền kháng nghị với đối tượng là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp kháng nghị được chấp nhận sẽ dẫn tới khả năng thay đổi, thậm chí là đảo ngược kết quả của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của các đương sự trong vụ án. Vì vậy, pháp luật tố tụng dân sự phải đặt ra những quy định rất chặt chẽ đối với hoạt động kháng nghị nhằm đảm bảo việc kháng nghị là chính xác, đúng pháp luật. Những căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được pháp luật quy định trên cơ sở các sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án dân sự.

Điều 283 BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định kháng nghị giám đốc thẩm phải dựa trên một trong ba căn cứ sau đây:

- Kết luận trong bản án, quyết định khơng phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

2.2.3.1. Kết luận trong bản án, quyết định khơng phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án

Kết luận trong bản án, quyết định là kết quả của việc đánh giá chứng cứ nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. Dựa vào kết luận này, Tòa án sẽ đưa ra quyết định chính thức để phân xử quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ án. Nếu trong quá trình đánh giá chứng cứ, người tiến hành tố tụng do vô ý mà đánh giá sai lệch chứng cứ, sử dụng các chứng cứ không liên quan đến vụ án hoặc sử dụng các chứng cứ không phản ánh sự thật khách quan của vụ án để đưa ra kết luận thì kết luận này là sai lầm, khơng phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, và do đó bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật sẽ bị kháng nghị giám đốc thẩm.

Xin nêu ra một ví dụ như sau:

Anh T và chị H kết hơn năm 1991, có 01 con chung là cháu Đ (SN: 1992). Năm 2007, anh T và chị H ly hôn, TAND tỉnh H.Y đã quyết định cơng nhận sự thuận tình ly hôn giữa anh T và chị H (chưa giải quyết về tài sản). Năm 2010, chị H có đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung.

Chị H khai: ông B (bố đẻ anh T) được tham gia đấu thầu đất 02 lần. Lần thứ nhất vào năm 1993, ông B cho chị tham gia đấu thầu diện tích 60m2

đất. Chị đã vay số tiền 3.000.000đ của anh M (anh trai chị) để đấu thầu. Sau đó, ơng B đã có văn bản bàn giao diện tích đất này cho chị và anh T. Ngày 13/6/1995, UBND huyện M.V đã ra quyết định số 167/QĐ-UB cho phép chị H sử dụng 60m2

đất đấu thầu. Lần thứ hai, ngày 27/7/1993 chị lại vay 3.000.000đ của anh M để đưa ông B nộp tiền đấu thầu diện tích đất liền kề

với diện tích đất đầu thầu ban đầu. Sau khi nhận được đất đấu thầu lần hai, chị đã bán 52m2

đất cho ông X. Chị xác định 76m2 đất còn lại là tài sản chung của chị và anh T.

Ơng B và anh T khai: Năm 1993, ơng tham gia đấu thầu đất của thôn, được 60m2

đất. Diện tích đất này chị H đã bán cho ơng X nên ơng khơng có ý kiến gì. Năm 1995, ơng tham gia đấu thầu đất lần hai với diện tích 68m2, ông xác định đây là đất của ông và cũng chưa cho ai.

Tại Bản án hơn nhân gia đình sơ thẩm số 01/2011/HNGĐ-ST ngày 08/3/2011, TAND tỉnh H.Y quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của chị H; xác nhận 8m2

nằm trong 76m2 đất đứng tên ông B là tài sản chung của anh T và chị H, giao cho chị H được quản lý và sử dụng; tạm giao 68m2 đất còn lại đứng tên ông B cho chị H quản lý, chờ UBND huyện V.L giải quyết theo thẩm quyền; chị H phải trả chênh lệch cho anh T là 8.000.000đ.

Tại Bản án hơn nhân gia đình phúc thẩm số 114/2011/DS-PT ngày 09/6/2011, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định hủy Bản án phúc thẩm số 114/2011/DS-PT ngày 09/6/2011 và Bản án sơ thẩm số 01/2011/HNGĐ-ST để xét xử lại với lý do:

Đối với diện tích đất 68m2

(đất đấu thầu lần hai): Chị H xuất trình Giấy giao kèo đề ngày 27/7/1993 với nội dung chị vay của anh M 3.000.000đ để tham gia đấu thầu đất (khơng có chữ ký của ơng B, anh T). Tuy nhiên, đến năm 1995, ơng B mới có tiêu chuẩn đấu thầu đất lần hai và tiền đấu thầu đất là 6.000.000đ. Tại Phiếu thu tiền đấu thầu đất ngày 01/11/1995 cũng thể hiện người nộp tiền là ông B.

Việc đấu thầu đất không đúng quy định của pháp luật (do tổ chức đấu thầu không đúng thẩm quyền). Tuy nhiên, ông B là người tham gia đấu thầu, nộp tiền, ông cũng đang quản lý, cho thuê phần đất này nên tạm giao cho ông B được tiếp tục quản lý. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm quyết định tạm giao cho chị H quản lý 68m2

đất nêu trên trong khi chị H đang cư trú tại Ba Lan là không đúng.

Mặt khác, khi giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm không xem xét các tài sản trên đất (gồm 01 nhà cấp 4, 01 giếng khoan, 01 bể nước và khu vệ sinh) là thiếu sót.

2.2.3.2.Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng

Vi phạm thủ tục tố tụng là trường hợp bắt buộc cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng phải tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án, nhưng các chủ thể này bỏ qua hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng các quy định của BLTTDS. Hiện nay, pháp luật tố tụng dân sự chưa quy định rõ thế nào là “vi phạm nghiêm trọng”, tuy nhiên có thể hiểu sự vi phạm thủ tục tố tụng này phải xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan, thiếu toàn diện. Trên thực tế các vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thường gặp như: việc thu thập chứng cứ, xác minh chứng cứ chưa được tiến hành khách quan, đúng theo trình tự luật định; chưa xác định đầy đủ đương sự trong vụ án; xác định không đúng tư cách tố tụng của đương sự; chưa làm rõ vấn đề cần chứng minh trong vụ án; xác định sai thẩm quyền; vi phạm thủ tục trong việc xét xử vắng mặt đương sự; nội dung bản án không phù hợp với diễn biến phiên tòa được thể hiện tại biên bản phiên tòa, nội dung bản án đã tuyên không phù hợp với biên bản phiên tòa…

- Việc thu thập, xác minh chứng cứ thiếu khách quan, chưa đúng theo trình tự luật định. Biểu hiện cụ thể là quá tin vào các tài liệu trong hồ sơ; đánh giá chứng cứ dựa trên định kiến có sẵn; việc tranh tụng, xét hỏi tại phiên tịa khơng đầy đủ; việc xác minh không đầy đủ như không triệu tập nhân chứng, không hỏi đầy đủ những người tham gia tố tụng, không tiến hành đối chất khi có ý kiến trái ngược nhau...

- Chưa xác định đầy đủ đương sự trong vụ án: Đối với một vụ án được Tòa án thụ lý giải quyết, đương sự là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có). “Việc xác định đương sự trong tố tụng nhằm bảo đảm cho họ thực hiện những quyền hay nghĩa vụ tố tụng như quyền đề đạt yêu cầu, cung cấp chứng cứ, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án” [8, tr.88]. Thực hiện việc xác định đúng và đủ tư cách đương sự trong vụ án nhằm đảm bảo cho đương sự có cơ sở để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, đồng thời cũng là điều kiện để vụ án được giải quyết đúng đắn và tồn diện. Do đó, việc bỏ sót, khơng đưa hoặc đưa khơng đúng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng trong vụ án được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và bản án, quyết định của Tòa án sẽ bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

- Xác định không đúng tư cách tố tụng của đương sự: việc xác định đúng tư cách tham gia tố tụng của các đương sự có ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết đúng đắn vụ án. Đây chính là một trong những căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các đương sự. Việc xác định sai tư cách tham gia tố tụng cũng là sai lầm thường xảy ra dẫn đến phải kháng nghị giám đốc thẩm.

- Chưa xác định rõ vấn đề cần chứng minh trong vụ án: Theo quy định tại Điều 81 BLTTDS, chứng cứ là tất cả những gì có thật được đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức giao nộp hoặc do Tịa án thu thập theo trình tự, thủ tục

luật định mà Tòa án dùng làm căn cứ để giải quyết đúng đắn vụ án. Tuy nhiên, không phải tất cả chứng cứ đều có giá trị như nhau trong việc giải quyết vụ án. Tòa án cần phải nắm rõ tình tiết của vụ án và xác định những vấn đề nào cần phải chứng minh, tập trung làm sáng tỏ. Việc xác định không đầy đủ vấn đề chính cần chứng minh hoặc xác định khơng đúng vấn đề trọng tâm sẽ dẫn tới những sai lầm trong việc giải quyết vụ án. Thông thường bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chỉ bị kháng nghị khi việc điều tra không đầy đủ, gây ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của vụ án dân sự. Nếu việc điều tra thiếu đầy đủ này không gây ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của vụ án, khơng làm tổn hại đến quyền và lợi ích của các bên thì thơng thường sẽ không bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Xin nêu ra một ví dụ cụ thể như sau:

Ông M và bà Q đăng ký kết hơn từ năm 1999 và có 02 con chung. Ơng M đã bỏ tiền ra mua diện tích 225m2

đất tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trên đất có nhà cấp 4. Tại thời điểm hoàn tất thủ tục chuyển nhượng đất, vợ chồng ông M và bà Q đang làm thủ tục ly hôn. Hai ông bà thống nhất để bà Q đứng tên trong hợp đồng chuyển nhượng. Ngày 24/3/2005, bà Q viết giấy cam kết có nội dung xác nhận tiền mua đất do ông M bỏ ra, bà Q chỉ đứng tên giùm. Sau đó, bà Q đã chuyển nhượng đất này cho ơng C. Tịa án sơ thẩm và phúc thẩm chưa thu thập các tài liệu về việc giải quyết ly hôn giữa ông M và bà Q để làm rõ khi ly hơn hai ơng bà có thỏa thuận về việc phân chia tài sản hay khơng, nếu có thì diện tích đất tranh chấp ai được quyền quản lý, sử dụng? Trong trường hợp chưa thỏa thuận giải quyết việc phân chia tài sản thì phải coi diện tích đất này là tài sản chung của hai ông bà và việc bà Q chuyển nhượng đất cho ông C mà không có ý kiến của ơng M là khơng đúng. Do đó, Hội đồng giám đốc thẩm đã quyết định chấp nhận kháng nghị và hủy án sơ thẩm, phúc thẩm để xét xử lại.

- Xác định sai thẩm quyền: Việc xác định sai thẩm quyền thường xảy ra giữa Tịa án và cơ quan hành chính hoặc giữa các Tịa chun trách với nhau. Đây là một dạng vi phạm căn bản và không thể khắc phục được, và buộc bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật phải bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

- Vi phạm thủ tục trong việc xét xử vắng mặt đương sự: Việc xét xử vắng mặt đương sự chỉ được tiến hành sau khi Tòa án tiến hành triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà đương sự vẫn vắng mặt theo quy định tại Điều 199 BLTTDS sửa đổi năm 2011 hoặc khi đương sự có đơn đề nghị xử vắng mặt. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp Tịa án khơng tiến hành triệu tập đương sự đến phiên tòa theo đúng quy định từ Điều 143 đến Điều 153 BLTTDS sửa đổi năm 2011 về việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dẫn đến sự vắng mặt của đương sự. Trong trường hợp đương sự vắng mặt phải hỗn phiên tịa mà Tòa án vẫn tiến hành xét xử cũng được xác định là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, bởi lẽ lúc này quyền và lợi ích của đương sự không được đảm bảo, do đó bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật sẽ bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

- Nội dung bản án đã tun khơng phù hợp với biên bản phiên tịa: Đây là một dạng sai lầm thường xảy ra do lỗi chủ quan, thiếu sót của Hội đồng xét xử. Chẳng hạn, trong một số trường hợp diễn biến phiên tịa thể hiện là các đương sự khơng thỏa thuận được nội dung tranh chấp, nhưng bản án lại có phần quyết định là cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tịa; hoặc có những trường hợp Thẩm phán tham gia xét xử đã ký vào bản án gốc và Thẩm phán được ghi trong biên bản phiên tịa là Thẩm phán khác...

2.2.3.3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật

Trong q trình giải quyết vụ án, Tịa án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để đưa ra những phán quyết hợp lý nhất, đảm bảo quyền và lợi

ích hợp pháp của các đương sự. Việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự nhìn chung đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án, vẫn tồn tại những thiếu sót, sai lầm trong việc áp dụng pháp luật của Tòa án. Sai lầm trong việc áp dụng pháp luật được hiểu là việc Tòa án lựa chọn và sử dụng sai các quy định pháp luật không đúng để giải quyết vụ án, dẫn đến hậu quả Tòa án đưa ra các phán quyết sai, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự. Các sai lầm trong việc áp dụng pháp luật thường được thể hiện dưới dạng không áp dụng điều luật trong trường hợp cần phải áp dụng, áp dụng điều luật trong trường hợp không được áp dụng, áp dụng văn bản pháp luật không đúng, khơng cịn hiệu lực hoặc áp dụng không đúng nội dung, tinh thần của điều luật… Trong đó, phổ biến nhất là việc Tịa án áp dụng sai điều luật hoặc không đúng nội dung quy định của điều luật vào việc giải quyết vụ án.

Xin nêu một ví dụ về sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật như sau:

Phần ngõ đi chung đang tranh chấp tại ngõ 67 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Hà Nội có diện tích 122,6m2

là ngõ đi chung được gia đình bà T sử dụng từ trước cho đến năm 1994. Bố mẹ bà T đã xây tường rào lối đi này và chuyển sang đi theo lối ra ở ngách 31/67 Nguyễn Văn Cừ. Sau khi bố mẹ mất, bà T được hưởng thừa kế và được UBND quận Long Biên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bà T đã yêu cầu được mở lối đi ra phần diện tích ngõ tranh chấp. Tuy nhiên, gia đình ơng Đ cho rằng diện tích đất ngõ tranh chấp này có nguồn gốc là của ơng H (bố vợ ơng Đ). Năm 1982, ông H mất, các con của ơng H đã tự đóng góp để nâng cấp ngõ đi, phần ngõ đi này khơng phải ngõ của cơng và gia đình bà T đã có lối đi khác nên ơng Đ không đồng ý cho bà T mở lối đi ra phần ngõ đang tranh chấp này. Bản án sơ thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)