Quyết định giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 82 - 86)

Quyết định giám đốc thẩm là sản phẩm của quá trình xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Đây là văn bản do Hội đồng giám đốc thẩm ban hành, thể hiện quyết định của Hội đồng về việc xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

Giống như bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm cũng là một loại bản án do Hội đồng xét xử nhân danh Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, về mặt nội dung, quyết định giám đốc thẩm có sự khác biệt lớn so với bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm. Nếu như bản án sơ thẩm, phúc thẩm trực tiếp quyết định đến quyền và nghĩa vụ của đương sự thì quyết định giám đốc thẩm chỉ đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật mà không trực tiếp tác động đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong vụ án.

Quyết định giám đốc thẩm là một quyết định có tính chất phán quyết rất mạnh mẽ, có thể hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc không chấp nhận kháng nghị của người có thẩm quyền. Ngồi tính phán quyết như một bản án, quyết định giám đốc thẩm còn là cơ

sở để đánh giá chất lượng xét xử của Tòa án trực tiếp ban hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị cũng như cá nhân Thẩm phán đã tham gia xét xử vụ án đó. Căn cứ vào quyết định giám đốc thẩm, các Tòa án, đặc biệt là Tịa án có sai lầm trong việc ra bản án, quyết định sẽ rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử. Hơn thế nữa, quyết định giám đốc thẩm còn được xem là đường lối xét xử chung trong tồn ngành Tịa án đối với những vụ việc có nội dung tương tự.

Quyết định giám đốc thẩm khi được ban hành phải đảm bảo đầy đủ những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 301 BLTTDS sửa đổi năm 2011 như sau: Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa; họ, tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm là Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc HĐTPTANDTC thì ghi họ, tên, chức vụ của chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử; họ, tên thư ký tòa án, kiểm sát viên tham gia phiên tòa; tên vụ án; tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án; tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị; nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; điểm, khoản, điều của BLTTDS mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định; Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm.

Theo quy định tại Điều 302 BLTTDS sửa đổi năm 2011, quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định.

Về thời hạn gửi quyết định giám đốc thẩm, Điều 303 BLTTDS năm 2011 quy định: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho đương sự và những người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo quyết định giám

đốc thẩm; Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; VKS cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự, trên cơ sở đối chiếu, so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới, Luận văn đã phân tích, luận giải và làm rõ thực trạng pháp luật hiện hành về thủ tục giám đốc thẩm dân sự.

BLTTDS năm 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã có những quy định khá chi tiết về các vấn đề cơ bản của giám đốc thẩm như phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm; thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm; đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm; căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm; trình tự, thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm; xét xử giám đốc thẩm... BLTTDS hiện hành đã khắc phục được những điểm cịn hạn chế, thiếu sót của những văn bản pháp luật tố tụng trước đây, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám đốc thẩm đạt được những kết quả nhất định trong thực tiễn.

Kết quả nghiên cứu tại Chương này cũng đã làm rõ được những hạn chế, thiếu sót trong quy định của BLTTDS hiện hành về thủ tục giám đốc thẩm cần phải được tiếp tục nghiên cứu sửa đổi hoặc bổ sung, như: quyền kháng cáo giám đốc thẩm của đương sự; thẩm quyền kháng nghị của Chánh án TAND; thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm; phạm vi kháng nghị giám đốc thẩm; chuẩn bị xét xử giám đốc thẩm; hình thức của phiên tịa giám đốc thẩm; sự tham gia của đương sự, Luật sư tại phiên tòa giám đốc thẩm; phạm vi giám đốc thẩm; hiệu lực pháp lý của quyết định giám đốc thẩm... Tuy nhiên, để có thể làm sâu sắc hơn về những hạn chế, bất cập từ đó đề xuất giải pháp phù hợp thì cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu đối với việc áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong thực tiễn.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)