Chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 48 - 49)

“Kháng nghị giám đốc thẩm là quyết định của người có thẩm quyền đối với một phần hoặc tồn bộ bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật; là cơ sở pháp lý để Tịa án có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm” [8, tr.60].

Khác với thủ tục phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm xét lại bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật nên phải được thực hiện theo trình tự thủ tục hết sức chặt chẽ. Do đó, pháp luật tố tụng quy định chỉ những người có thẩm quyền nhất định mới có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Điều 285 BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định: Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tịa án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của HĐTPTANDTC; Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân cấp huyện. Hiện nay, theo Luật Tổ chức TAND năm 2014, cơ cấu hệ thống TAND thay đổi, cùng với đó là sự thay đổi của hệ thống VKSND theo Luật Tổ chức VKSND năm 2014 đã dẫn tới sự thay đổi về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, cụ thể như sau: Chánh án TAND cấp cao và Viện trưởng VKSND cấp cao kháng nghị giám đốc thẩm đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện và cấp tỉnh; Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị giám đốc thẩm đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án các cấp.

Tuy nhiên, về mặt thực tiễn thì việc quy định Chánh án TANDTC và Chánh án TAND cấp cao có quyền kháng nghị giám đốc thẩm là không hợp lý, bởi vì Chánh án TANDTC hoặc Chánh án TAND cấp cao là người ký quyết định kháng nghị, nhưng đồng thời chính những người này lại chủ tọa

phiên tịa giám đốc thẩm là chưa đảm bảo tính khách quan. Nhiều khả năng các thành viên còn lại của Hội đồng thẩm phán là những cán bộ cấp dưới của Chánh án sẽ không thể hiện ý kiến phản đối kháng nghị mặc dù kháng nghị có thể có sai lầm. Như vậy, thẩm quyền của cá nhân Chánh án TANDTC và Chánh án TAND cấp cao đối với thủ tục giám đốc thẩm trong thực tế là rất lớn. Hiện nay, qua nghiên cứu pháp luật tố tụng dân sự của các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp … vẫn chưa tìm thấy một giải pháp nào phù hợp để khắc phục được hạn chế nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)