Cơ sở xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân sự xuất phát từ nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, nguyên tắc giám đốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 30 - 32)

phát từ nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, nguyên tắc giám đốc việc xét xử và quyền đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm

Giống như pháp luật của đa số các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng xác định nguyên tắc hai cấp xét xử là nguyên tắc chủ đạo của hoạt động giải quyết vụ án dân sự. Nếu vụ án sau khi trải qua quá trình xét xử sơ thẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự không được đảm bảo và vẫn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì vụ án có thể được giải quyết lại bởi Tòa án cấp phúc thẩm. Phán quyết của Tịa phúc thẩm có giá trị chung thẩm và được thi hành ngay. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, nhiều vụ án đã trải qua hai cấp xét xử nhưng vẫn có vi phạm pháp luật, không đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của các đương sự. Như đã nói ở trên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là một yêu cầu quan trọng của nhà nước pháp quyền. Do đó, khi một bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật không đảm bảo được việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật, bản án, quyết định dân sự đó sẽ phải được xem xét lại theo một thủ tục đặc biệt, gọi là thủ tục giám đốc thẩm dân sự.

Bên cạnh đó, thủ tục giám đốc thẩm dân sự ra đời cũng xuất phát từ yêu cầu thực hiện nguyên tắc giám đốc việc xét xử. Để đảm bảo cho hoạt động xét xử được đúng đắn, việc áp dụng pháp luật được thống nhất thì cần phải có sự quản lý, giám sát, đơn đốc của người có thẩm quyền, tức là cơng tác giám đốc việc xét xử. Nội dung của nguyên tắc này xác định Tòa án cấp trên thực hiện giám đốc xét xử đối với Tòa án cấp dưới, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện

giám đốc xét xử đối với Tịa án các cấp.“Qua cơng tác giám đốc việc xét xử đã phát hiện những sơ xuất, sai sót trong các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng không bị các đương sự khiếu nại và không bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thảm để Tòa án nhân dân tối cao nhắc nhở và rút kinh nghiệm trong hội nghị tổng kết hàng năm.”[6]. Đây là một hình thức tự kiểm tra trong nội bộ ngành Tịa án, và giám đốc thẩm được xác định là một trong các nhiệm vụ chủ đạo để Tòa án thực hiện tốt chức năng giám đốc việc xét xử của mình.

Giám đốc thẩm khơng phải là một cấp xét xử thứ ba mà là một thủ tục tố tụng đặc biệt. Khác với hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, thủ tục tố tụng này chỉ được tiến hành dựa trên kháng nghị của người có thẩm quyền. Các đương sự không được pháp luật trao quyền tự yêu cầu giám đốc thẩm để tránh nguy cơ lạm dụng thủ tục này dẫn đến việc làm mất tính ổn định của các bản án, quyết đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự vẫn có thể mở ra một cơ chế để bảo đảm các đương sự được thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với thủ tục giám đốc thẩm. Theo cơ chế này, đương sự và những người khác có quyền khiếu nại, tố cáo, thông báo hoặc đề nghị những người có thẩm quyền kháng nghị về những sai lầm, vi phạm của Tịa án trong q trình giải quyết vụ án để những người này xem xét kháng nghị.

Như đã phân tích ở trên, giám đốc thẩm thực chất là hoạt động Tòa án xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, khi tiến hành hoạt động xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật, phiên tòa giám đốc thẩm khơng mở cơng khai như phiên tịa sơ thẩm và phúc thẩm. Phiên tịa này khơng nhằm xem xét chi tiết nội dung vụ án và đưa ra phán quyết để phân xử về quyền và nghĩa vụ của các bên. Mục đích chính của giám đốc thẩm là phát hiện những sai lầm, vi phạm của Tịa án trong q trình giải quyết vụ án, và do đó khơng cần sự có mặt của các đương sự (và những người tham gia tố

tụng khác) cũng như không tiến hành tranh tụng. Những chủ thể tiến hành tố tụng chỉ xét chủ yếu trên hồ sơ vụ án mà không cần phải xét hỏi hay thu thập chứng cứ, như vậy đã có đủ căn cứ cần thiết để xác định Tịa án có vi phạm trong q trình giải quyết vụ án hay khơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành 03 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)