Quyền kiểm soát của quốc gia ven biển:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển việt nam (Trang 34 - 38)

Khi thực hiện chủ quyền của mình, quốc gia ven biển cũng có quyền thơng qua các luật và quy định nhằm bảo vệ và ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm môi trƣờng trong nội thuỷ và lãnh hải, hay vùng đặc quyền kinh tế, do tàu thuyền nƣớc ngoài gây ra, kể cả các tàu thuyền đang thực hiện quyền đi qua không gây hại.

- Quyền kiểm sốt ơ nhiễm mơi trƣờng từ tàu của quốc gia ven biển đối với tàu nƣớc ngoài:

Theo quy định của khoản 1 điều 220 Công ƣớc luật biển 1982 khi con tàu đó tự ý có mặt trong cảng hay ở một cơng trình cuối cùng ngồi khơi, có thể bị khởi tố về bất kỳ vi phạm nào đối với các luật và quy định mà quốc gia ven biển đã thông qua theo đúng Công ƣớc hay các quy định quốc tế về các hành vi gây ô nhiễm từ tàu trong các vùng biển lãnh hải hay đặc quyền kinh tế.

32

Quốc gia ven biển có quyền tiến hành kiểm tra cụ thể chiếc tàu đã gây ra vụ vi phạm, có thể khởi tố và đặc bịêt có thể giữ chiếc tàu theo đúng luật của nƣớc mình, khi có lý do xác đáng cho rằng tàu nƣớc ngoài đi qua lãnh hải vi

phạm các luật và quy định mà mình đã thơng qua nhằm ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu gây ra, nhƣng phải tuân thủ Mục 7 Phần XII Các bảo đảm của Công ƣớc luật biển 1982 và không đƣợc làm ảnh hƣởng đến quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền đó theo quy định của Mục 3 phần II Đi qua không gây hại trong lãnh hải của Công ƣớc luật biển, 1982.

Theo quy định khoản 3 điều 220 Công ƣớc luật biển, 1982:

Khi một quốc gia có lý do xác đáng cho rằng một con tàu đi trong vùng đặc quyền kinh tế hay đi qua lãnh hải đã vi phạm các quy tắc và quy phạm quốc tế đó và đem lại hiệu lực cho chúng, quốc gia này có thể yêu cầu con tàu cung cấp thông tin liên quan đến lý lịch và cảng đăng kí của con tàu, cảng cuối cùng và sắp ghé vào của con tàu các thơng tin thích hợp cần thiết khác để xác định có phải một vụ vi phạm đã xẩy ra khơng.

Cơng ƣớc khơng có các quy định nhƣ thế nào là có lý do xác đáng để cho

rằng một con tàu đã vi phạm các quy tắc và quy phạm quốc tế... Thực tế, việc

kiểm soát nhằm phát hiện một con tàu đang đi trên vùng đặc quyền kinh tế hay trong lãnh hải có dấu hiệu nêu trên gặp rất nhiều khó khăn. Các quốc gia ven biển cần phải có các quy định cụ thể về vấn đề này và phƣơng tiện hiện đại nhằm phát hiện các dấu hiệu ô nhiễm do tàu thuyền đi qua lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế gây ra.

Quốc gia ven biển có thể kiểm tra cụ thể một con tàu khi yêu cầu cung cấp các thơng tin cần thiết, con tàu đó từ chối khơng đƣa ra các thông tin, hay các thông tin đƣợc cung cấp mâu thuẫn với thực tế để xác minh xem có phải đã có sự vi phạm khơng (khoản 5 điều 220 Công ƣớc luật biển); và

Quốc gia ven biển đó có thể khởi tố, hoặc bắt giữ một con tàu theo đúng

33

luật của quốc gia mình, khi có các chứng cứ để chứng minh có sự đổ thải trong vùng đặc quyền kinh tế hay lãnh hải hoặc có nguy cơ gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho vùng duyên hải hay cho các lợi ích liên quan của quốc gia ven biển, cho tất cả các tài nguyên của lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.

Điều này cho phép các lực lƣợng kiểm tra, kiểm soát trên biển, tuỳ theo mức độ để có trình tự của sự kiểm sốt từ cung cấp các thơng tin đến kiểm tra cụ thể và bắt giữ một con tàu cụ thể khi con tàu đó có các hành vi thải đổ dẫn đến ơ nhiễm môi trƣờng hoặc nguy cơ gây ra những tổn thất cho vùng duyên hải, hoặc các tài nguyên thiên nhiên trong các vùng biển.

Các quốc gia có thể thơng qua khâu trung gian hoặc qua thoả thuận bằng mọi cách tôn trọng các nghĩa vụ liên quan nộp tiền bảo lãnh hay ký gửi một khoản bảo đảm tài chính thích hợp, điều này, có thể tạo cho sự giải phóng nhanh chóng các tàu bị giữ khi có các cam kết bảo đảm trên.

* Những biện pháp nhằm ngăn chặn ô nhiễm tiếp theo sau một tai nạn xẩy ra trên biển:

Theo quy định điều 221 Cơng ƣớc luật biển, quốc gia ven biển có thể định ra và áp dụng ở ngoài lãnh hải các biện pháp cân xứng với những thiệt hại xẩy ra mà quốc gia này đã thật sự phải chịu đựng hoặc đe doạ phải chịu nhằm bảo vệ vùng dun hải hay các lợi ích có liên quan của mình, kể cả việc đánh bắt hải sản, chống nạn ô nhiễm hay đe doạ ô nhiễm do một tai nạn xẩy ra trên biển hay do những hành vi gắn liền với một tai nạn gây ra mà ngƣời ta có căn cứ chờ đợi hậu quả tai hại.

Tai nạn trên biển đƣợc hiểu là một vụ đâm va, mắc cạn hay sự cố hàng hải khác.

Theo quy định của điều 219 Công ƣớc luật biển 1982 tất cả các quốc gia có thể thơng qua các tổ chức của Nhà nƣớc có thẩm quyền (Cảng vụ, Thanh tra an toàn hàng hải, Cảnh sát biển ... ) thi hành các biện pháp hành chính để ngăn

34

khơng cho chiếc tàu có những vi phạm các quy tắc và quy định liên quan đến khả năng đi biển của con tàu và có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trƣờng rời bến, theo yêu cầu của các quốc gia hay tự mình phát hiện.

1.1.8.2. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường

- Các nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia trong bảo vệ môi trƣờng, điều 30 Hiến chƣơng của Liên Hợp quốc về các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia năm 1974 quy định “Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ, trách nhiệm quốc tế của tất

cả các quốc gia”

Điều 192 của Công ƣớc Luật biển 1982 của Liên Hợp quốc về luật biển “Các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn mơi trường biển”

- Nghĩa vụ hợp tác các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trƣờng biển: Theo điều 194 khoản 1, Công ƣớc luật biển, 1982 quy định:

“ Các quốc gia, tuỳ theo tình hình, thi hành riêng rẽ hay phối hợp với nhau, tất cả các biện pháp phù hợp với Công ước, cần thiết để ngăn chặn, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển, sử dụng các phương tiện thích hợp nhất mà mình có, và cố gắng điều hồ các chính sách của mình về mặt này”.

Thơng qua các hiệp định hoặc thoả thuận giữa các nƣớc trong cùng khu vực về các biện pháp bảo vệ mơi trƣờng biển, các lực lƣợng kiểm sốt của các quốc gia này có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm theo các quy định của hiệp định nhằm giữ gìn và bảo vệ mơi trƣờng chung trong khu vực.

- Nghĩa vụ không gây hại về môi trƣờng biển

Quốc gia ven biển thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán hay quyền kiểm sốt của mình cả về sử dụng và khai thác biển không đƣợc gây ô nhiễm cho môi trƣờng biển và làm ảnh hƣởng và thiệt hại tới môi trƣờng của quốc gia khác. (khoản 2 điều 194, Công ƣớc luật biển 1982)

Các lực lƣợng kiểm soát của các quốc gia kiểm soát chặt chẽ các hoạt động

35

của mọi tổ chắc cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài khi đƣợc phép hoạt động trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, phát hiện , ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trƣờng các vùng biển thuộc quyền tài phán của mình và các vùng biển của quốc gia khác. Khi thực hiện các biện pháp phòng chống và khắc phục sự cố môi trƣờng biển không đƣợc thay thế ô nhiễm này bằng ô nhiễm khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển việt nam (Trang 34 - 38)