Các quy định về bảo vệ an ninh chủ quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển việt nam (Trang 55 - 59)

- Quốc gia ven biển có nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng sinh sống của các loà

a) Các quy định về bảo vệ an ninh chủ quyền

* Tàu thuyền nƣớc ngồi khi thực hiện quyền đi qua khơng gây hại trong lãnh hải Việt Nam đều phải xin phép chính phủ Việt Nam theo quy định của Nghị định 30/ CP:

- Tàu thuyền không quân sự dùng vào mục đích vận tải và bn bán, muốn vào nội thuỷ hoặc cảng biển của Việt Nam phải xin phép Bộ giao thơng vận tải Việt Nam ít nhất bẩy ngày trƣớc khi và sau khi đƣợc phép vào, phải thông báo cho Bộ giao thông vận tải Việt Nam 24 giờ trƣớc khi vào lãnh hải (điểm a điều 3 Nghị định 30/CP)..

- Tàu thuyền không quân sự không dùng vào mục đích vận tải và bn bán muốn vào nội thuỷ hoặc cảng biển của Việt Nam phải xin phép Chính phủ Việt Nam qua đƣờng ngoại giao ít nhất 15 ngày trƣớc, và sau khi đƣợc phép vào phải thông báo cho Bộ Giao thông vận tải Việt Nam 48 giờ trƣớc khi vào lãnh hải (điểm b điều 3 Nghị định 30/CP).

Các quy định về xin phép nêu trên, trong thực tế việc ra vào các vùng biển và cảng biển Việt Nam chủ yếu theo các hợp đồng kinh tế hoặc thƣơng mại, trong nội dung các hợp đồng đã thống nhất cảng đi, cảng đến và các chủ hàng trực tiếp xin phép chính quyền địa phƣơng và các cơ quan có thẩm quyền để tàu thuyền nƣớc ngồi vào các cảng Việt Nam. Việc thơng báo cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trƣớc khi vào lãnh hải theo các quy định nói trên cũng khơng đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, nếu có thì chỉ thơng báo các cảng biển trƣớc khi vào cảng biển đó.

53

Các quy định về việc xin phép vào vùng nội thuỷ và cảng biển của Việt Nam theo quy định của Nghị định 30/CP đƣợc xây dựng và tồn tại trƣớc khi Cơng ƣớc 1982 có hiệu lực đối với Việt Nam. Hơn nữa trong những năm đó, Việt Nam đang trong giai đoạn có nhiều tiềm tàng bất ổn định về an ninh chủ quyền từ nƣớc ngoài tác động đến, đặc biệt các vùng biển và hải đảo của Việt Nam còn nhiều tranh chấp giữa các nƣớc trong khu vực. Vì vậy, các quy định nhằm bảo vệ an ninh chủ quyền nêu trên có phần nào chƣa phù hợp với các quy định của Công ƣớc.

* Các quy định cấm tàu thuyền nƣớc ngoài hoạt động trong các vùng biển Việt Nam. Về cơ bản, các quy định cấm này có liên quan đến việc thực hiện quyền đi qua vơ hại của tàu thuyền nƣớc ngồi nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia. Theo quy định của Nghị định 30/CP tàu thuyền nƣớc ngoài khi hoạt động trên các vùng biển Việt Nam (trừ các loại tàu đƣợc Chính phủ Việt Nam mời thăm) khơng đƣợc làm những việc sau đây:

Diễn tập quân sự, các hành động vũ lực đe doạ uy hiếp an ninh, gây rối trật tự trong vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, và nội thuỷ Việt Nam,

Tiến hành các cơng việc có hại cho phịng thủ, cho hồ bình, trật tự, hay tuyên truyền chống Nhà nƣớc Việt Nam.

Gây nhiễu đối với mọi hoạt động thông tin liên lạc, mọi loại máy, thiết bị Sử dụng các loại máy ra đa, máy phát sóng siêu âm, máy quan trắc nhằm đo đạc khảo sát và thăm dị vì bất cứ mục đích gì trong nội thuỷ và lãnh hải

Quay phim, chụp ảnh, sử dụng các loại khí tài điện tử, âm học quang học, ... nhằm thu thập tình báo ghi chép số liệu, tài liệu kỹ thuật liên quan đến an ninh quốc phòng và kinh tế của Việt Nam, khi ở trong tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, trong nội thuỷ.

Phóng lên, hạ cánh hoặc đƣa lên tàu thuyền mọi loại phƣơng tiện bay, đƣa ra khỏi tàu thuyền hoặc bốc lên, dỡ xuống mọi loại phƣơng tiện quân sự trong

54 vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải và nội thuỷ. vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải và nội thuỷ.

Xả khói mù, bắn các loại súng, phóng các tín hiệu và dùng các loại vật liệu nổ trong nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải vào bất cứ mục đích gì, trừ bắn đạn tín hiệu cấp cứu, bắn súng chào nếu là tàu quân sự dã đƣợc phép vào thăm.

Dỡ xuống bốc lên tàu thuyền và mua bán, đổi chác mọi sản phẩm, hàng hoá, vàng bạc, đã quý.... trái với quy định và luật lệ tài chính, hải quan, kiểm dịch Việt Nam,

Đƣa ngƣời ra khỏi tàu thuyền hoặc đƣa ngƣời xuống tàu thuyền theo đúng luật xuất, nhập cảnh của Việt Nam; chứa chấp đồng loã, bao che hoặc tiếp tay cho những ngƣời vi phạm pháp luật Việt Nam trong nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải Việt Nam

Gây cản trở các hoạt động giao thông hàng hải, cho các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng hải sản và khai thác các nguồn lợi biển của Nhà nƣớc, tập thể hay cơng dân Vịêt Nam,

Sử dụng tín hiệu báo tai nạn khơng đúng sự thật, để tuỳ tiện dừng lại, neo đậu trong lãnh hải hoặc nội thuỷ Việt Nam,

Cập mạn và tiếp xúc với tàu thuyền khác; đƣa ngƣời và hàng hố lên xuống tàu thuyền khơng đúng nơi quy định trong lãnh hải, nội thuỷ và các cảng Việt Nam.

Cả Công ƣớc luạt biển 1982 và pháp luật Việt Nam khơng có quy định nào về đƣợc quyền hay không đƣợc diễn tập quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Trong thực tế, các hành động diễn tập quân sự của quốc gia khác không thể đƣợc phép thực hiện trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển khi khơng có sự đồng ý của quốc gia đó. Về nhiều lý do, vì yếu tố bi mật, vì an ninh chủ quyền quốc gia ....

Các quy định cấm theo quy định này chủ yếu đƣợc áp dụng bằng các biện pháp xử lý hành chính. Trong trƣờng hợp cần thiết các lực lƣợng kiểm sốt có

55

thể áp dụng biện pháp quân sự. Tuy nhiên, thực tế khi áp dụng các biện pháp quân sự cần hết sức thận trọng và cần phải có quy định cụ thể các trƣờng hợp cần áp dụng các biện pháp quân sự.

* Các quy định cấm đối với tàu thuyền trong nước và nước ngoài trong khu vực biên giới biển.

Khu vực biên giới biển, theo quy định điều 2 Nghị định 161/NĐ- CP quy định là khu vực tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính các phƣờng, xã, thị trấn giáp biển. Theo quy định này cho thấy khu vực biên giới biển bao hàm cả đất liền, nội thuỷ và lãnh hải. Nhƣ vậy, về cơ bản Nghị định đã quy thuộc đất liền, nội thuỷ và lãnh hải có cùng chế độ pháp lý. Trong khi đó chủ quyền quốc gia trong lãnh hải đƣợc thực hiện trong điều kiện do Công ƣớc Luật biển, 1982 trù định (điều 2).

Điều 34 của Nghị định 161/2003/NĐ- CP nghiêm cấm các hoạt động sau đây của tàu thuyền trong nƣớc và nƣớc ngoài trong khu vực biên giới biển:

Quay phim, chụp ảnh, vẽ cảnh vật, ghi băng hình, hoặc đĩa, thu phát vơ tuyến điện ở khu vực có biển cấm;

Neo đậu tàu thuyền không đúng nơi quy định hoặc làm cản trở giao thông đƣờng thuỷ;

Khai thác hải sản, săn bắn trái với các quy định của pháp luật;

Tổ chức, chứa chấp, dẫn đƣờng, chuyên chở ngƣời xuất, nhập cảnh trái phép; Đƣa ngƣời, hàng hoá lên tàu thuyền hoặc từ tàu thuyền xuống trái phép; Phóng lên các phƣơng tiện bay hoặc hạ xuống các tàu thuyền, vật thể khác trái với quy định của pháp luật Việt Nam;

Mua, bán, trao đổi, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại, ma tuý, hàng hoá, vật phẩm, ngoại hối;

Khai thác, trục vớt tài sản, đồ vật khi chƣa đƣợc phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam;

56

Bám, buộc tàu thuyền vào các phao tiêu hoặc có hành vi gây tổn hại đến sự an tồn của các cơng trình thiết bị trong khu vực biên giới biển;

Thải bỏ các chất độc hại gây ô nhiễm môi trƣờng; Các hoạt động khác vi phạm pháp luật Việt Nam.

Nhƣ vậy trong lãnh hải và nội thuỷ, một số hành vi cấm đối với tàu thuyền nƣớc ngoài của Nghị định 30/CP và Nghị định 161/ 2003/NĐ- CP trùng lặp cần phải có sự rà soát sửa đổi.

Thực tế, các lực lƣợng kiểm soát trên biển phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định cấm nêu trên dựa vào các quy định về xử phạt vi phạm hành chính của các Nghị định khác có liên quan. Có hành vi cấm nêu trong quy định này chƣa đƣợc quy định hình thức xử phạt và các biện pháp áp dụng nhƣ: hành vi bám buộc tàu thuyền vào phao tiêu ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển việt nam (Trang 55 - 59)