Hoàn thiện pháp luật về kiểm tra, kiểm soát trên biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển việt nam (Trang 122 - 127)

- Một số nguyên nhân cơ bản:

3.3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về kiểm tra, kiểm soát trên biển

Sau một thời gian dài từ khi thống nhất đất nƣớc đến nay, việc quản lý và bảo vệ biển của Việt Nam chủ yếu dựa vào các văn bản pháp lý riêng lẻ từng lĩnh vực cụ thể, chƣa có một văn bản có tính tổng thể thống nhất.

Các văn bản pháp luật của từng ngành, từng lĩnh vực khơng có sự đồng bộ, thống nhất khi ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản của mình với các văn bản ngành khác dẫn đến có sự chồng, chéo.

Xuất phát từ các quy định về thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm trên các vùng biển. Các lực lƣợng có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trên biển hiện nay gồm có:

Cảnh sát biển Việt Nam

Các lực lƣợng thanh tra chuyên ngành, nhƣ thanh tra an toàn hàng hải; thanh tra thuỷ sản; thanh tra môi trƣờng, ...

Bộ đội biên phịng, có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đƣợc quy định trong các Nghị định trên từng lĩnh vực Nhƣ trong lĩnh vực thuỷ sản, môi trƣờng, an ninh,...

Trên cơ sở các quy định có sự đan xen về thẩm quyền xử lý vi phạm hành

120

chính nói trên cho thấy sự cần thiết xây dựng một Nghị định về xử phạt vi phạm

hành chính trên biển, bao gồm các quy phạm điều chỉnh nhiều lĩnh vực, và phân

biệt rõ ràng trách nhiệm và thẩm quyền xử của từng lực lƣợng. Về hình thức văn bản có thể xây dựng:

- Quy định chung: Phạm vi, đối tuợng áp dụng, nguyên tắc xử phạt, thời hiệu ...

- Hình thức và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính,

- Các hành vi vi phạm trên từng lĩnh vực: Thuỷ sản, môi trƣờng, hải quan, y tế, xuất nhập cảnh, mơi trƣờng, ....Trong lĩnh vực hàng hải có thể phân thành hai nội dung chính: Các quy định áp dụng cho tuyến hàng hải quốc tế và đƣờng thuỷ nội địa do các đặc điểm về tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau của tàu thuyền giữa tuyến nội địa bao gồm tuyến đi các đảo trong vùng nội thuỷ rộng và tuyến ven biển khác với tuyến hàng hải quốc tế, tƣơng ứng với hai Nghị định hiện nay là Nghị định 09/2005/ NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính đƣờng thuỷ nội địa và Nghị định 92/ 1999/ NĐ- CP về xử phạt các hành vi vi phạm lĩnh vực hành hải.

- Thẩm quyền xử phạt: Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các lực lực lƣợng thanh tra chuyên ngành và Cảnh sát biển, tránh chồng chéo về thẩm quyền và các mức phạt khác nhau đối với cùng một lỗi vi phạm.

- Quy định về phối hợp hoạt động giữa các lực lƣợng kiểm tra, kiểm soát trên biển

- Quản lý Nhà nƣớc đối với các lực lƣợng thực hiện Nghị định này. Giao cho Cảnh sát biển và các cơ quan chuyên ngành liên quan cùng nghiên cứu đề xuất sửa đổi bổ sung Nghị định.

- Quy trình kiểm tra, kiểm sốt trên biển - Khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm

* Quy hoạch luồng tuyến hoạt động giao thông vận tải trong nội thuỷ và lãnh hải theo quy định của Công ƣớc luật biển 1982, và Tuyên bố của Chính phủ về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam ngày 12 tháng 5 năm 1977.

121

Nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo, thuận lợi cho hoạt động kiểm sốt, sẵn sàng ứng phó sự cố mơi trƣờng do tàu gây ra và bảo đảm an toàn hàng hải trên biển.

Trong vùng nƣớc lịch sử Việt Nam và Campuchia, mặc dù đã có Hiệp định Vùng nƣớc lịch sử giữa hai bên nhƣng chƣa có sự phân định về biên giới biển, vấn đề biên giới và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề chủ quyền quốc gia phải đƣợc khẳng định rõ ràng và chắc chắn. Thực tế, tình hình an ninh, trật tự trong vùng nƣớc lịch sử này hết sức phức tạp.

Qua thực tế kiểm tra kiểm soát trong vùng nƣớc này, tài nguyên thiên nhiên khai thác hạn chế, chƣa có hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là khai thác hải sản theo truyền thống, phƣơng tiện nhỏ công cụ đánh bắt hết sức thô sơ dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản

Để khắc phục hiện trạng trên; trong thời gian chờ phân định biên giới biển giữa hai bên, cần sớm có hiệp định hợp tác nghề cá và khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm ổn định tình hình khai thác tài nguyên thiên nhiên của cƣ dân của hai nƣớc trong vùng nƣớc này.

Luật biên giới quốc gia, điều 4 quy định: “ Đường cơ sở là đường gẫy khúc

nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ Việt Nam xác định và cơng bố.”

Trên cơ sở quy định trên và thực tế nhu cầu kiểm tra kiểm soát trên các vùng biển, việc xác định rõ ràng các vùng biển nội thuỷ, lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải là cơ sở cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy chế pháp lý trên từng vùng biển của tàu thuyền trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngồi.

Vì vậy, cần hồn chỉnh đƣờng cơ sở củaViệt Nam trong Vịnh Bắc Bộ và vùng nƣớc lịch sử Việt Nam – Campuchia,

Về pháp luật về cảnh sát

Trong khi chƣa có đạo luật về biển và văn bản chung về xử phạt vi phạm hành chính, cần phải rà sốt nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định về pháp luật Cảnh sát biển:

Sửa đổi pháp lệnh Cảnh sát biển phù hợp với yêu cầu cấp bách của tình

122

hình thực tế bảo vệ an ninh và bảo đảm thi hành pháp luật trên các vùng biển, thống nhất giữa hai văn bản pháp lệnh Cảnh sát biển và Nghị định 137 /2004/ NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.

Phạm vi hoạt động của lực lƣợng Cảnh sát biển đƣợc quy định trong điều 3 của Pháp lệnh lực lƣợng Cảnh sát biển: “Lực lượng Cảnh sát biển hoạt động từ đường cơ sở ra đến ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.”

Theo quy định này, Cảnh sát biển khơng có quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong nội thuỷ.

Điều 23 của Nghị định 137/ 2004/ NĐ-CP quy định: “ Trong các vùng biển

và thềm lục địa (trừ cảng biển), Lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy dịnh tại nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Nhƣ vậy, Lực lƣợng Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế về kiểm sốt trong nội thuỷ, tính chất đa dạng của hoạt động đời sống xã hội, và tình hình vi phạm pháp luật, và khả năng kiểm sốt của các lực lƣợng có thẩm quyền hiện nay trong nội thuỷ Việt Nam (đã phân tích trong Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển).

Hơn nữa, trên thực tế khơng có một lực lƣợng nào có phạm vi hoạt động xa rời và tách biệt với bờ biển; các hoạt động của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào trên biển đều phải xuất phát từ bờ biển và phải dựa vào bờ biển.

Từ những vấn đề trên, cần sửa đổi Pháp lệnh Lực lƣợng Cảnh sát biển là lực lƣợng có phạm vi hoạt động trên các vùng biển nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

* Ngoài ra các vấn đề cần phải giải quyết cấp bách trong giai đoạn hiện nay là:

123

Hải Quân, Biên phòng, Cảnh sát biển đều là các lực lƣợng vũ trang, hoạt động kiểm soát của các lực lƣợng này chỉ dựa trên các quy định riêng lẻ của từng lực lƣợng và mang tính quân sự nhiều, để tránh các vi phạm sách nhiễu của ngƣời thi hành công vụ và kiểm soát chặt chẽ các hành vi vi phạm của từng đối tƣợng vi phạm trên biển, cần phải xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm sốt trên biển cho Cảnh sát biển làm cơ sở cho xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm sốt cho các lực lƣợng kiểm soát trên biển.

* Xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm sốt căn cứ vào:

- Các quy định của pháp luật quốc tế và các quy định pháp luật Việt Nam về hành động kiểm tra kiểm soát trên biển;

- Qua thực tế kiểm soát các phƣơng tiện hoạt động trên biển cho thấy mỗi loại phƣơng tiện dƣới đây có hình thức và phƣơng pháp kiểm sốt khác nhau:

Tàu thuyền nƣớc ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Tàu nƣớc ngoài hoạt động trên các vùng biển Việt Nam có giấy phép hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật,

Tàu trong nƣớc và nƣớc ngoài trong vùng hợp tác nghề cá;

Tàu nƣớc ngoài thực hiện quyền đi qua khơng gây hại khi có dấu hiệu vi phạm Tàu nƣớc ngoài phạm pháp quả tang.

Tàu Việt Nam khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật Tàu có hành vi cƣớp.

Căn cứ vào yêu cầu của quá trình thực hiện các hành động kiểm tra, dẫn giải và xử lý hoặc bàn giao để hồn thiện quy trình kiểm tra, kiểm sốt. Ví dụ: Trong quy trình kiểm tra kiểm sốt cần có các quy định về việc bàn giao, tiếp nhận và thông báo cho nhau các biện pháp đã áp dụng đối với các phƣơng tiện vi phạm hành chính.

124

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển việt nam (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)