Quyền kiểm tra, kiểm soát và xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển việt nam (Trang 104 - 110)

- Cảnh sát biển, vừa có nhiệm vụ giám sát vừa có nhiệm vụ bảo vệ và khắc

a) Quyền kiểm tra, kiểm soát và xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển Việt Nam

vùng biển Việt Nam

Điều 10 và điều 14 của pháp lệnh Lực lƣợng Cảnh sát biển, quy định các lực lƣợng của Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên các vùng biển, khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật thì có quyền kiểm tra, kiểm sốt, nếu có hành vi vi phạm thì quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật và áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính theo quy định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

* Kiểm tra, kiểm soát vừa là nhiệm vụ vừa là quyền của Cảnh sát biển.

Các căn cứ khi thực hiện quyền này cần phải bắt đầu từ các dấu hiệu sau: (Hƣớng dẫn số 581/2002 của Cục trƣởng Cục Cảnh sát biển)

102

Có nghi vấn, dấu hiệu khơng bình thƣờng, hoạt động trái quy luật Có lệnh của cấp trên u cầu kiểm tra, kiểm sốt;

Có tin báo của cơ sở tin cậy hoặc của các tổ chức, cá nhân trực tiếp chứng kiến về hành vi vi phạm;

Lực lƣợng Cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm.

Theo quy định của điều 33 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Chƣơng V của pháp lệnh này cho phép ngƣời sau đây có thẩm quyền kiểm tra, đƣợc tiến hành các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính nhƣ tạm giữ ngƣời, tạm giữ tang vật vi phạm hành chính, khám xét,....

Cảnh sát viên đội nghiệp vụ Cảnh sát biển; Đội trƣởng đội nghiệp vụ Cảnh sát biển; Hải đoàn trƣởng hải đoàn Cảnh sát biển; Chỉ huy trƣởng Vùng Cảnh sát biển; Cục trƣởng Cục Cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ.

Điều 23 của Nghị định 137/2004/NĐ- CP, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Lực lƣợng Cảnh sát biển :

“Trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam (Trừ cảng biển), Lực

lượng Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Điều này có thể hiểu:

Ngƣời có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Lực lƣợng Cảnh sát biển đƣợc tiến hành xử phạt các hành vi vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 137/ NĐ- CP hoặc theo các quy định của Nghị định khác của Chính phủ đã ban hành trên các lĩnh vực có liên quan.

Ví dụ: Các hành vi vi phạm an tồn giao thông vận tải của mọi tàu thuyền trong nƣớc và nƣớc ngồi có thể bị lực lƣợng Cảnh sát biển xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi vi phạm này đƣợc quy định tại một trong ba Nghị định

103

sau: Theo các quy định của Nghị định 137/ NĐ- CP hoặc theo các quy định của nghị định 09/ 2005/ NĐ- CP xử phạt trong lĩnh vực đƣờng thuỷ nội địa, hoặc theo quy định của Nghị định 92/ 1998/ NĐ- CP xử phạt trong lĩnh vực hàng hải. Cũng theo quy định của điều 23 Nghị định 137/ NĐ- CP: Trong các lĩnh vực, an ninh, trật tự, hải quan, thuế, thƣơng mại, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, kiểm dịch động thực vật và các hành vi vi phạm thuộc các lĩnh vực khác có liên quan trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, Cảnh sát biển có quyền kiểm tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính theo các nghị định của chính phủ đã ban hành về lĩnh vực đó.

Theo quy định này, trên từng vùng biển, Cảnh sát biển có thể thực hiện thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát và xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội:

* Trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, Cảnh sát biển có thẩm quyền:

- Kiểm tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng theo quy định của Nghị định 121/2005/ NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực mơi trƣờng;

- Kiểm tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thuỷ sản theo quy định của nghị định 49/1998/ NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với ngƣời và phƣơng tiện nƣớc ngoài; Nghị định 70/2003/ NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản;

- Riêng về lĩnh vực nghiên cứu khoa học biển chƣa có Nghị định về xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Các hành vi vi phạm lĩnh vực này bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 137/ NĐ- CP.

* Trong vùng lãnh hải tiếp giáp lãnh hải và nội thuỷ, Cảnh sát biển có thẩm quyền:

104

- Kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm về an ninh, trật tự bao gồm:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy chế các vùng biển của tàu thuyền nƣớc ngoài theo quy định của Nghị định 30/CP, vi phạm quy chế khu vực biên giới biển của tàu thuyền trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài theo các quy định của Nghị định 161/2003/ NĐ-CP.

Xử phạt các hành vi vi phạm theo quy định của Nghị định 49/1996/ NĐ- CP về xử phạt các hành vi vi phạm an ninh trật tự.

- Kiểm tra, xử phạt các hành vi buôn lậu chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định của Nghị định 16/ 1996/ND-CP và Nghị định 54/1998/ NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan.

- Kiểm tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế theo các quy định của Nghị định 22/ 1996/ NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

- Kiểm tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về phòng chống ma tuý chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, nhƣ các hành vi tiêm chích, hít ... hoặc các hành vi khác về lĩnh vực phòng chống ma tuý.

Ngoài ra các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực khác nhƣ lĩnh vực dầu khí, kiểm dịch động thực vật; y tế, du lịch .... tuỳ từng hành vi vi phạm cụ thể theo các quy định của lĩnh vực đó để Cảnh sát biển thực hiện thẩm quyền của mình.

* Xử phạt vi phạm hành chính trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ Theo điều 15 Quy định bảo tồn và quản lý nguồn lợi thuỷ sản trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ quy định: Trong quá trình kiểm tra, kiểm sốt, nếu nhân viên cơng vụ của Cơ quan giám sát mỗi bên phát hiện ngƣời và tàu cá vi phạm Quy định này ở vùng nƣớc bên mình trong vùng đánh cá chung thì xử lý theo Quy định này và phải thông báo ngay cho cơ quan thực thi bên mình biết.

105

Trƣờng hợp hành vi vi phạm tới mức độ phải xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử phạt của mỗi bên căn cứ vào điều 20 của Quy định này tiến hành xử phạt và điền vào “ Quyết định xử phạt trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ” theo mẫu quy định tại phụ lục 6.

Theo quy định này, cơ chế xử lý các hành vi vi phạm của tàu cá hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc trong Vùng đánh cá chung theo hai trƣờng hợp:

Nếu các hành vi vi phạm của tàu cá trong vùng đánh cá chung chƣa đến mức xử phạt vi phạm hành chính thì phải thơng báo ngay cho cơ quan thực thi của mình, nhƣng cơ quan thực thi của mình xử lý nhƣ thế nào? chƣa có quy định cụ thể;

Nếu các hành vi vi phạm hành chính đến mức xử phạt hành chính thì phải xử phạt vi phạm theo quy định bảo tồn và quản lý nghề cá Vịnh Bắc Bộ.

Theo điều 16 của Quy định bảo tồn và quản lý nguồn lợi thuỷ sản Vịnh Bắc Bộ: Nhân viên công vụ của cơ quan giám sát căn cứ vào pháp luật của nƣớc mình có quyền xử phạt những tàu cá chƣa đƣợc cấp giấy phép mà vào đánh bắt trong vùng nƣớc bên mình thuộc vùng đánh cá chung hoặc tuy đƣợc cấp giấy phép vào vùng đánh cá chung nhƣng có các hoạt động bất hợp pháp ngoài hoạt động đánh bắt, nhƣ hoạt động nghiên cứu khoa học, gây ô nhiễm môi trƣờng,...

Vấn đề đặt ra ở đây, trong cơ quan giám sát của Việt Nam có lực lƣợng Thanh tra Thuỷ sản, theo quy định về chức năng nhiệm vụ của lực lƣợng này khơng có thẩm quyền xử phạt các hành vi ngoài các quy định về hoạt động nghề cá. Do vậy, khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát lực lƣợng này khi phát hiện các hành vi vi phạm ngoài lĩnh vực nghề cá phải bàn giao cho Cảnh sát biển ( Cơ quan chủ trì trên vùng đặc quyền kinh tế, và là cơ quan đầu mối liên lạc của cơ quan giám sát hai bên) để xử lý, giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.

* Phối hợp kiểm tra, kiểm soát trong Vịnh Bắc Bộ.

106

Thiết lập lại chế độ báo cáo, thơng tin tình hình thực hiện Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ giữa cơ quan giám sát hoạt động nghề cá Vịnh Bắc Bộ và cơ quan thực thi hiệp định Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản về

Để thực hiện theo quy định của điều 14 của quy định bảo tồn và quản lý hoạt động nghề cá “ Nhân viên công vụ của cơ quan giám sát mỗi bên khi ở vùng nước bên mình phát hiện thấy ở vùng nước bên kia có tàu vi phạm hoặc có dấu hiệu nghi ngờ vi phạm, phải thông báo ngay cho cơ quan thực thi bên kia bằng phương tiện thơng tin hiện có, Cơ quan thực thi bên kia nhận được thông báo phải xử lý ngay.” Nếu có trƣờng hợp này xẩy ra, Cảnh sát biển có thể

thơng báo tới cơ quan giám sát của Trung Quốc và ngƣợc lại thì phù hợp hơn

thông báo cho cơ quan thực thi của Trung Quốc, do hai cơ quan giám sát ln có mặt trên biển và là cơ quan trực tiếp giải quyết, xử lý các vi phạm đó.

Nhƣ vậy, qua thực tế hoạt động phối hợp chia sẻ thông tin giữa các cơ quan giám sát với cơ quan thực thi của mỗi bên phải thiết lập mạng thông tin trực tuyến để kịp thời chỉ đạo lực lƣợng kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển và thiết lập kênh thơng tin “ đường dây nóng” giữa các cơ quan giám sát mỗi

bên (xây dựng Trung tâm cảnh giới thông tin điện tử và điều hành phối hợp thuộc Cảnh sát biển).

Theo quy định của điều 11 quy định quản lý và bảo tồn nghề cá, khi có tranh chấp hoặc sự cố gây tổn thất trên biển giữa tàu cá hai bên giao cho cơ quan thực thi giải quyết, có hai vấn đề khơng hợp lý: - Khi có tranh chấp hoặc sự cố xẩy ra cơ quan phát hiện và xử lý đầu tiên là cơ quan giám sát, - Các hành vi tranh chấp hoặc sự cố xẩy ra có thể vi phạm các quy định thuộc thẩm quyền của cơ quan giám sát xử lý hoặc có thể vi phạm các quy định thuộc cơ quan thực thi giải quyết. Do vậy, khi xảy ra sự cố hoăc tranh chấp sẽ giao cho cơ quan giám sát giải quyết hoặc chuyển cho Uỷ ban liên hợp nghề cá giải quyết.

- Phối hợp tuần tra, kiểm tra kiểm soát trong Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Tây Nam theo cơ chế “kiểm tra liên ngành” nhằm giảm chi phí, tránh hiện tƣợng

107

cùng một thời gian có tất cả các lực lƣợng kiểm tra, kiểm soát trên một vùng biển hoặc khơng có sự kiểm sốt của lực lƣợng nào khi cần thiết. Có hai hình thức cơ bản:

Trong vùng hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ, Cử nhân viên cơng vụ của Biên phịng, Hải Qn lên một tàu một trong các lực lƣợng tuần tra kiểm soát để thực hiện nhiệm vụ, do các lực lƣợng này đều là lực lƣợng giám sát trong Vịnh Bắc Bộ, có lợi ích về kinh tế, tiết kiệm nhiên liệu sẽ tăng các chuyến tuần tra, khơng cịn hiện tƣợng trùng lặp các đợt tuần tra của cả ba lực lƣợng, Cảnh sát biển sẽ là lực lƣợng chủ trì phối hợp và xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.

- Hợp tác quốc tế với các nƣớc trong khu vực và ngoài khu vực về tuần tra, kiểm sốt giữ gìn an ninh, trật tự, phịng, chống và khắc phục sự cố mơi trƣờng biển theo cơ chế “Kiểm tra liên hợp bằng tàu công vụ của cả hai bên” theo quy

định của điều 18 Quy định quản lý và bảo tồn nghề cá Vịnh Bắc Bộ. Việc hợp tác liên ngành này không chỉ áp dụng trong Vịnh Bắc Bộ mà cả trong vùng nƣớc lịch sử Việt Nam – Campuchia. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, nhiệm vụ hợp tác này giao cho Cảnh sát biển thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển việt nam (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)