Vùng đặc quyền kinh tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển việt nam (Trang 65 - 69)

- Quốc gia ven biển có nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng sinh sống của các loà

e) Quyền tài phán hình sự

2.1.4. Vùng đặc quyền kinh tế:

Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam tiếp liền với lãnh hải Việt Nam hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Theo quy định điểm 3 Tuyên bố của Chính phủ ngày 12 tháng 5 năm 1977:

“Việt Nam có chủ quyền hồn tồn về việc thăm dị, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên sinh vật, không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam: có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh

63

tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế về kinh tế, có thẩm quyền về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế”.

- Tàu thuyền nƣớc ngồi tuyệt đối khơng đƣợc tiến hành các hoạt động đánh bắt, khai thác, mua bán dƣới mọi hình thức bất cứ loại sản vật gì trong lãnh hải, đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trừ trƣờng hợp đƣợc phép của Chính phủ Việt Nam.

- Đoạn 2 của điều 12 Nghị định 30/CP quy định: Khi đi lại trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tàu thuyền đánh cá nƣớc ngoài phải thu cất lƣới và dụng cụ đánh bắt khác trong khoang, đƣa về trạng thái bảo quản tất cả trang thiết bị, máy thăm dò, phát hiện dụ dẫn cá.

* Trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam có quyền định ra Luật và các quy định về quản lý, thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên:

Luật thuỷ sản 1/7 2004 quy định tàu cá nƣớc ngoài đƣợc xem xét vào hoạt động trong vùng biển Việt Nam dựa trên khả năng sản lƣợng khai thác cho phép hàng năm, theo hiệp định song phƣơng mà Việt Nam ký kết hoặc các điều ƣớc quốc tế khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Khuyến khích tổ chức cá nhân hợp tác kinh tế quốc tế trong hoạt động thuỷ sản.

Trên cơ sở khả năng sản lƣợng khai thác cho phép hàng năm, tàu cá nƣớc ngoài đƣợc vào hoạt động trong vùng biển Việt Nam khi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hoặc theo các hiệp định song phƣơng mà Việt Nam ký kết (điều 50, Luật Thuỷ sản).

Các hành vi vi phạm vi phạm hoạt động thuỷ sản trên các vùng biển Việt Nam có thể phải chịu hình thức phạt tiền theo quy định của pháp luật hành chính. Ngồi hình thức xử phạt vi phạm hành chính, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, theo quy định của điều 172 của Bộ luật Hình Sự Việt Nam, các hành vi vi phạm về thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam có thể phải bị phạt tù.

64

Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, các hành vi vi phạm về đánh bắt hải sản trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế phải chịu hình phạt tù là trái quy định điều 73 Cơng ƣớc Luật biển 1982, cần có sửa đổi để phù hợp với các quy định của Công ƣớc.

Việt Nam là thành viên của Công ƣớc của Luật biển 1982, đối với hành vi đánh bắt hải sản, các lực lƣợng kiểm soát trên biển cần tôn trọng các quy định của Cơng ƣớc trong q trình bắt giữ và xử lý các hành vi nêu trên trong vùng đặc quyền kinh tế.

* Có quyền và thẩm quyền về các hoạt động phục vụ khai thác, thăm dò tài

nguyên thiên nhiên, nhƣ các hoạt động dịch vụ dầu khí theo quy định của nghị định 48/2000/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành luật dầu khí; dịch vụ nghiên cứu khoa học theo quy định của Nghị định 242/ HĐBT ngày 5/8/1991.

Quy định này của pháp luật Việt Nam hoàn tồn khơng trái với các quy định của Công ƣớc luật biển, 1982. Các lực lƣợng kiểm tra, kiểm soát trên biển kiểm soát các hoạt động nghiên cứu khoa học, khai thác dầu khí đồng thời kiểm soát các phƣơng tiện hoạt động dịch vụ trên biển.

* Có quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học biển .

Theo điều 2 nghị định 242/ HĐBT ngày 5/8/1991, các hoạt động nghiên cứu của các bên nƣớc ngoài đƣợc tiến hành dựa trên cơ sở:

Các Hiệp định về hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và nƣớc ngoài; Các dự án nghiên cứu khoa học biển của các nƣớc các tổ chức đƣợc Chính phủ Việt Nam cho phép;

Các kế hoặc nghiên cứu, thăm dò tài nguyên và các điều kiện tự nhiên ở biển của Hiệp định hợp tác, dự án, hợp đồng kinh tế biển giữa cơ quan, tổ chức, xí nghiệp của trung ƣơng và địa phƣơng của Việt Nam với nƣớc ngồi đƣợc Chính phủ Việt Nam cho phép.

65

* Thẩm quyền về bảo vệ và phịng chống ơ nhiễm môi trƣờng biển: Hiện

nay, chúng ta đã có luật bảo vệ môi trƣờng. Điều đáng tiếc là văn bản này không chứa đựng các quy định riêng về bảo vệ mơi trƣờng biển mà chỉ có một số quy định có thể vận dụng cho hoạt động bảo vệ mơi trƣờng biển đó là:

Tổ chức, cá nhân khi tìm kiếm, thăm dị, khai thác, vận chuyển, chế biến khống sản phải có biện pháp bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm tiêu chuẩn môi trƣờng;

Tổ chức, cá nhân khi tìm kiếm, thăm dị, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu phải thực hiện các biện pháp bảo vệ mơi trƣờng có phƣơng án phịng tránh rò rỉ, sự cố tràn dầu, cháy nổ dầu và phƣơng tiện để xử lý sự cố đó.[8]

Theo quy định của Nghị định 121/2005/NĐ-CP trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mọi tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngồi có hành vi vi phạm hành chính đều bị xử phạt vi phạm hành chính. Trừ các trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

- Việc cứu hộ, trục vớt tàu thuyền nƣớc ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam sẽ có các hoạt động ảnh hƣởng tới an ninh, trật tự các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên và có thể gây ơ nhiễm mơi trƣờng .... Cứu hộ và trục vớt tài sản chìm đắm trong vùng đặc quyền kinh tế chƣa đƣợc Công ƣớc 1982 quy định. Vì vậy, để bảo vệ và thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng Việt Nam cần phải có các quy định cụ thể về việc này.

2.1.5. Thềm lục địa:

Theo quy định của Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977:

Thềm lục địa bao gồm đáy biển và lòng đất dƣới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngồi của rìa lục địa; nơi nào bờ ngồi rìa lục địa cách đƣờng cơ sở khơng đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng 200 hải lý kể từ đƣờng cơ sở.

66

“ Việt Nam có chủ quyền hồn tồn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản

lý tất cả tài nguyên ở thềm lục địa bao gồm tài ngun khống sản, tài ngun khơng sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư.”

Theo quy định này, ngụ ý nếu Việt Nam khơng thăm dị thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, thì khơng quốc gia nào có quyền tiến hành các hoạt động đó khi khơng có sự thoả thuận rõ ràng với Việt Nam.

Tuy nhiên, trong trƣờng hợp có sự chồng lấn các vùng biển do yêu sách của các bên việc khai thác tài nguyên trên thềm lục địa trong vùng chồng lấn đó sẽ do các bên thoả thuận. Các mỏ dầu khí vắt ngang qua đƣờng ranh giới của hai bên Việt Nam – Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ; các mỏ dầu vắt ngang đƣờng ranh giới trong Vịnh Tây Nam giữa Việt Nam - Thái Lan do hai bên thoả thuận cùng khai thác có hiệu quả.

Việt Nam và Malaixia kí kết cùng khai thác dầu khí trên thềm lục địa năm 1992 trong vùng biển tranh chấp chƣa đƣợc phân định ranh giới biển của hai nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển việt nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)