Phối hợp hoạt động giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát trên biển:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển việt nam (Trang 98 - 101)

- Điều 5 pháp lệnh Bộ đội Biên phòng quy định:

b) Cơ cấu, tổ chức Thanh tra Thuỷ sản

3.2.3.2. Phối hợp hoạt động giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát trên biển:

biển:

Theo quy định của Nghị định 30/CP ngày 29 tháng 1 năm 1980, các lực lƣợng kiểm soát trên biển hoạt động trong phạm vi thẩm quyền, và lĩnh vực chuyên trách của mình đồng thời phối hợp chặt chẽ với lực lƣợng kiểm soát khác để tiến hành các biện pháp kiểm soát giám sát chặt chẽ.

Xuất phát từ nhu cầu hết sức cần thiết về chia sẻ thông tin, hỗ trợ trong xử lý các hành vi vi phạm trên biển, Chính phủ đã có Nghị định 41/ 2000/ NĐ- CP ban hành quy chế phối hợp thực hiện quản lý Nhà nƣớc về hoạt động của lực lƣợng Cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa các lực lƣợng trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng lực lƣợng, những vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để quy định phối hợp hoạt động những nội dung sau:

- Trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết;

- Nghiên cứu xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thuộc chức năng các Bộ ngành;

- Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam;

- Bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc, tính mạng, tài sản của ngƣời và phƣơng tiện hoạt động trên biển; bảo vệ chủ quyền, bảo vệ tài ngun phịng chống ơ nhiễm môi trƣờng biển.

- Tìm kiếm cứu nạn và khắc phục sự cố mơi trƣờng biển;

- Hoạt động phịng chống vi phạm pháp luật và chống cƣớp biển; - Hoạt động hợp tác quốc tế.

Cảnh sát biển có nhiệm vụ phối hợp hoạt động với 12 Bộ, ngành và chính quyền địa phƣơng trong thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, với Bộ Cơng an, Bộ giao thơng vận tải, Bộ Ngoại giao, Bộ thuỷ sản, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ,

96

Bộ Khoa học công nghệ và Mơi trƣờng, Ban Biên giới Chính phủ, Tổng cục Hải quan, Uỷ Ban tìm kiếm – Cứu nạn, Tổng cục Bƣu điện và Uỷ ban tần số vô tuyến điện, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ƣơng.

Để thực hiện các quy định của Nghị định 41/ 2001/ NĐ- CP hiện nay Bộ Quốc phịng, Bộ Giao thơng vận tải và Bộ thuỷ sản ban hành thông tƣ liên tịch:

Thông tƣ 156/2002/ TTLT- BQP- BGTV hƣớng dẫn việc phối hợp hoạt động giữa Lực lƣợng Cảnh sát biển với các lực lƣợng có liên quan thuộc Bộ Giao thơng vận tải; thơng tƣ này ngồi việc hƣớng dẫn thực hiện các nội dung phối hợp hoạt động giữa Cảnh sát biển với các cơ quan hữu quan của Bộ Giao thơng vận tải cịn quy định về việc uỷ thác thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo Nghị định 92/ 1999/ NĐ- CP trong vùng nội thuỷ.

Thông tƣ 27/ 2003/ TTLT- BQP- BTS ngày 31 tháng 3 năm 2003 hƣớng dẫn phối hợp hoạt động Cảnh sát biển với các cơ quan liên quan thuộc Bộ Thuỷ sản. Hƣớng dẫn các nội dung phối hợp hoạt động của Cảnh sát biển với các lực lƣợng hữu quan của Bộ Thuỷ sản.

Trong thực tế, các đơn vị của Cục Cảnh sát biển đã triển khai thực hiện phối hợp hoạt động với sở giao thông vận tải, Cảng vụ các tỉnh ven biển, các sở Công an, Cục hải quan.... thông qua các kế hoạch tác chiến, thực hiện chế độ giao ban tuần, tháng. Tuy nhiên, các đơn vị của Cục Cảnh sát biển đang ở bƣớc đầu của việc thực hiện nhiệm vụ cho nên việc phối hợp hoạt động vẫn còn giới hạn ở trên văn bản, những nội dung về trao đổi cung cấp thơng tin thiếu tính thƣờng xuyên, công tác sơ kết rút kinh nghiệm chƣa đƣợc tiến hành đúng nhƣ kế hoạch đề ra.

* Phối hợp hoạt động giữa các lực lƣợng trong Bộ Quốc phòng: Theo quy định của quyết định 28/2002/QĐ- QBP về phối hợp hoạt động giữa Lực lƣợng Cảnh sát biển với các lực lƣợng thuộc Bộ Quốc phòng trên các vùng biển và

97

thềm lục địa của Việt Nam. Cảnh sát biển có trách nhiệm phối hợp hoạt động với các quân khu ven biển, Bộ đội Biên phòng và Bộ đội Hải Quân.

Quyết định 28, trên cơ sở các nội dung trong Nghị định 41/2000/NĐ- CP và nhiệm vụ của từng lực lƣợng để phân công trách nhiệm của từng lực lƣợng trong phối hợp hoạt động với Cảnh sát biển.

Tuy nhiên, quyết định này đã không xác định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của lực lƣợng chủ trì phối hợp hoạt động. Điều 4 của quyết định này quy định “Từ đường cơ sở trở ra đến ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Cảnh sát bỉên chủ trì phối hợp hoạt động với các lực lượng khác để thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.”

Theo quy định này Cảnh sát biển khơng có quyền hạn chủ trì trong vùng nội thuỷ, nhƣng quyết định cùng khơng giao quyền hạn chủ trì cho lực lƣợng nào.

Mặt khác, điều 1 của quyết định 28 quy định: “Tư lệnh Hải Quân chịu

trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong việc tổ chức, quản lý và xây dựng Lực lượng Cảnh sát biển.” Nhƣ vậy quyền chủ trì của Cảnh sát biển từ

đƣờng cơ sở ra đến ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa có đƣợc thực hiện một cách đầy đủ hay không? Đặc biệt trong các trờng hợp huy động tàu thuyền Hải Quân truy đuổi , bắt giữ tàu thuyền phạm pháp.

Sau hơn 2 năm thực hiện quyết định 28 nhƣng Bộ quốc phịng chƣa có một văn bản hƣớng dẫn các lực lƣợng phối hợp hoạt động với Cảnh sát biển cần triển khai nhƣ thế nào nhƣ việc quy định chế độ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; Chế độ báo cáo; cơ chế chia sẻ thông tin,...

* Cảnh sát biển thực hiện phối hợp hoạt động trong thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển với các kho bạc Nhà nƣớc trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, theo thông tƣ 19/ 2000/ TTLT- BQP- BTC ngày

98 14 tháng 3 năm 2000. 14 tháng 3 năm 2000.

Theo quy định của Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan kiểm sát khơng cịn chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật nữa. Vì thế trong quy định tại điểm 1 – II của thông tƣ 19 đối với quyết định xử phạt 2.000.000 đồng trở lên phải lập thêm một bản để gửi lên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hiện nay khơng cịn hiệu lực.

- Chủ trì, phối hợp với các lực lƣợng Cơng an, Bộ đội Biên phịng, và Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý các tội phạm về ma tuý trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam theo quyết định 133/ 2002/ QĐ - TTg ngày 9 tháng 10 năm 2002 ban hành quy chế phối hợp giữa Lực lƣợng Công an, Bộ đội Biên phòng Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh, phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới và trên biển.

Việc thực hiện quyết định 133 của Thủ Tƣớng Chính phủ đang đƣợc Cảnh sát biển triển khai về lực lƣợng cũng nhƣ bƣớc đầu đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đào tạo con ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển việt nam (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)