Tổ chức, trang bị của Cảnh sát biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển việt nam (Trang 127 - 130)

- Một số nguyên nhân cơ bản:

3.3.2.2. Tổ chức, trang bị của Cảnh sát biển

Trên cở sở hoàn thiện pháp luật về về kiểm tra, kiểm soát trên biển đã giao thêm nhiệm vụ của Cảnh sát biển. Qua thực tế thời gian hoạt động vừa qua, Lực lƣợng Cảnh sát biển cần bổ sung và hoàn chỉnh về tổ chức, biên chế trang bị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và tình hình thực tế quản lý an ninh, và bảo đảm thi hành pháp luật trên biển

Với phạm vi hoạt động trên các vùng biển nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, thì Cảnh sát biển cần tăng cƣờng biên chế cả về ngƣời, phƣơng tiện và trang bị.

Về tổ chức lực lượng:

Tổ chức lực lƣợng Cảnh sát biển theo quy định của Nghị định 53/1998/ NĐ- CP, qua thực tế hoạt động những năm qua và nếu phạm vi hoạt động đƣợc mở rộng ra trên các vùng biển, Cảnh sát biển cần có một cơ quan làm nhiệm vụ cảnh giới và điều hành phối hợp xử lý các tình huống trên biển.

Trong điều kiện địa lý Việt Nam có bờ biển dài, vùng nội thuỷ rộng dẫn đến phạm vi và diện tích các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam rất rộng điều này cần phải có một bộ phận quan sát, theo dõi toàn bộ hoạt động trên biển. Hoạt động quan sát theo dõi này không thể bằng những con ngƣời cụ thể hoặc khơng thể có đủ khả năng dải đều các tàu thuyền trên các vùng biển để theo dõi, giám sát. Vì thế, bộ phận có thể làm nhiệm vụ này phải là các phƣơng tiện kỹ thuật điện tử, nhƣ mạng ra đa cảnh giới hoặc viễn thám, hệ thông tin địa lý giúp cho việc quản lý thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát hiện khu vực ơ nhiễm biển nhanh chóng [9, tr 22 – 3].

Khi có các thơng tin về sự cố ô nhiễm môi trƣờng xảy ra, cần có bộ phận tiếp nhận thông tin, xử lý đã tiếp nhận đƣợc và điều phối các lực lƣợng đang hoạt động trên biển kịp thời ứng phó. Cơ quan thực hiện hai nhiệm vụ này có

125

thể là Trung tâm cảnh giới thông tin điện tử và điều hành phối hợp. [13, tr phụ lục]

Để hoàn thành đƣợc chức năng, nhiệm vụ của mình, với phạm vi hoạt động trên các vùng biển nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Cảnh sát biển cần có bộ máy tổ chức thống nhất và xuyên suốt, sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lƣợng trên bờ và lực lƣợng hoạt động trên biển;

Các lực trên bờ là các trạm kiểm soát (tƣơng tự các trạm kiểm soát trên bờ của Biên Phòng hiện nay) cùng với cảng vụ, hải quan thực hiện các chức năng giám sát, kiểm tra về an ninh hàng hải, các điều kiện ra biển,.... thông báo các tin tức nhanh chóng nhất cho lực lƣơng tuần tra, kiểm soát trên biển và tiếp nhận xử lý các vụ việc do các lực lƣợng kiểm tra kiểm soát trên biển phát hiện bắt giữ.

Mối quan hệ giữa các lực lƣợng trên bờ và các lực lƣợng kiểm soát trên biển sẽ tạo thành quy trình kiểm sốt khép kín, từ khâu kiểm tra ban đầu về các điều kiện rời bến ra biển của tàu thuyền, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tàu thuyền khi đang hoạt động trên biển và kiểm tra khi tàu quay trở lại vào cảng. Khơng có một con tàu nào đi ra biển lại không quay trở lại bờ.

Mơ hình tổ chức kiểu này tƣơng tự nhƣ mơ hình tổ chức của Cảnh sát biển Thuỵ Điển hiện nay. Mỗi một vùng có 26 trạm Cảnh sát biển, 1 sở chỉ huy trung tâm và 4 sở chỉ huy vùng. [14, tr 3]

Để thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà pháp luật đã quy định về giữ gìn an ninh trật tự trên các vùng biển Việt Nam và khu vực Đông Nam á. Cảnh sát biển cũng cần thiết lập “đƣờng dây nóng” nhằm tiếp nhận xử lý kịp thời các thơng tin, tình huống xẩy ra trên biển giữa các quốc gia có biên giới biển tiếp liền và đối diện.

Trong tình hình an ninh trật tự trên các vùng biển Việt Nam đã trình bày phần thực trạng và khu vực biển Đơng (eo biển malaca), với tính chất đặc biệt

126

nguy hiểm của hành vi cƣớp (thƣờng là có vũ khí) xảy ra trên địa bàn bất lợi cho các lực lƣợng kiểm soát là biển nƣớc mênh mông. Cảnh sát biển cần xây dựng lực lƣợng tinh nhuệ, độc lập và phối hợp với Hải quân luyện tập các phƣơng án chống cƣớp biển và bắt cóc con tin, giải cứu con tin trên các vùng biển Việt Nam.

Để thực hiện thẩm quyền điều tra, Cảnh sát biển xây dựng cơ quan điều tra Cảnh sát biển là một bộ phận của cơ quan điều tra Bộ quốc phòng, cơ quan điều tra Cảnh sát biển trực thuộc các vùng Cảnh sát biển sẽ cùng thực hiện hai nhiệm vụ điều tra các hành vi vi phạm của cán bộ chiến sỹ Cảnh sát biển và nhiệm vụ điều tra các hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực Cảnh sát biển quản lý.

Phương tiện:

Hiện nay, các lực lƣợng kiểm tra, kiểm soát của Hải Quân, Biên phòng và Cảnh sát biển sử dụng chủ yếu các loại tàu tuần tiễu, điểm mạnh của loại tàu này là tốc độ cao, tính cơ động nhanh, tuy nhiên cũng có hạn chế là lƣợng tiêu hao nhiên liệu rất lớn, trong khi đó phạm vi các vùng biển cần phải thực hiện nhiệm vụ vừa rộng lại sóng gió lớn khó khăn cho các thuỷ thủ làm nhiệm vụ trên tàu.

Vấn đề này đặt ra: Tập chung trang bị phƣơng tiện, tàu thuyền cho một

lực lƣợng chuyên trách của Nhà nƣớc làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển nhằm quản lý an ninh và bảo đảm thực thi pháp luật trên các vùng biển, tránh hiện tƣợng chia sẻ kinh phí, đầu tƣ dàn trải cho nhiều lực lƣợng trong điều kiện ngân sách hạn chế dẫn đến hiệu quả không cao, không nâng cao đƣợc chất lƣợng trang bị phƣơng tiện hiện đại;

Đầu tƣ trang thiết bị phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ tuần tra dài ngày bảo đảm thƣờng xuyên có mặt trên biển trong điều kiện tự nhiên khí hậu của Việt Nam.

Ví dụ: Trong Vịnh Bắc Bộ, bão và gió lớn từ ngồi biển vào đất liền, gió

mạnh cấp 6 đến cấp 8 và thƣờng có từ 5 đến 6 tháng mỗi năm. Các loại tàu có

127

thể chịu sóng gió lớn cấp 6 cấp 7 phải là tàu có trọng tải từ 500 trăm tấn trở lên. Đồng thời phải có phƣơng tiện là tàu tuần tiễu có tốc độ cao thực hiện nhiệm vụ truy đuổi hoặc tuần tiễu ngắn ngày; có tàu trọng tải nhỏ chạy ven biển và những khu vực nhiều đảo và đá ngầm, bảo đảm đan xen vừa có tàu trọng tải lớn sức chịu sóng gió lớn vừa có tàu thuần tiễu xa bờ và ven bờ để luân phiên, thƣờng xuyên có mặt trực ban trên các vùng biển.

Để thực hiện nhiệm vụ phòng chống và khắc phục ô nhiễm môi trƣờng biển, cứu hộ cứu nạn trên các vùng biển, thực tế qua tìm hiểu các lực lƣợng cứu hộ của Việt Nam chƣa lực lƣợng nào có trang bị máy bay làm nhiệm vụ cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn hoặc các tàu chuyên dụng để làm nhiệm vụ khắc phục sự cố ô nhiễm môi trƣờng biển, mà thực tế phải huy động các máy bay của quân đội hoặc của hàng không dân dụng Việt Nam khi cần thiết.

Vì vậy, Cảnh sát biển cần bổ sung các phƣơng tiện trinh sát điện tử trên biển, các phi đội bay trinh sát, cứu hộ trên ba miền Bắc, Trung, Nam; tàu cứu hộ, cứu nạn và tàu, thiết bị khắc phục sự cố môi trƣờng trên biển nằm trong bốn vùng Cảnh sát biển.

Thiết lập cơ quan điều tra để thực hiện thẩm quyền tố tụng điều tra theo quy định của Luật tố tụng hình sự. Trƣờng hợp, cơ quan điều tra Cảnh sát biển chỉ thực hiện một nhiệm vụ điều tra các hành vi phạm tội trong phạm vi quản lý của Cảnh sát biển sẽ dẫn đến thiếu cơ quan điều tra các hành vi phạm tội của cán bộ chiến sỹ Cảnh sát biển. Cảnh sát biển cần có cơ quan điều tra cấp hai và cấp ba trong hệ thống cơ quan điều tra Bộ quốc phòng thực hiện cả hai nhiệm vụ: Điều tra các hành vi phạm tội theo phạm vi lĩnh vực quản lý và điều tra các hành vi phạm tội của cán bộ chiến sĩ Cảnh sát biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển việt nam (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)