Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 84 - 87)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu

Mục đích của việc xây dựng và vận dụng các biện pháp nhằm phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GVTH, vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp phải dựa vào trạng thái đạt được của năng lực ở hiện tại của GV, phân tích những biểu hiện của sự thiếu hụt năng lực, từ đó đề xuất hướng tác động thể hiện ở biện pháp cụ thể mới có ý nghĩa thiết thực, đúng định hướng.

Khi xây dựng biện pháp phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GVTH cần phải xác định đúng mục đích; quy trình thực hiện, xác định các u cầu cần đạt nhằm định hướng cho quá trình thực, rèn luyện và đánh giá kết quả đạt được nhằm phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Quán triệt nguyên tắc này trong nghiên cứu là việc xây dựng các biện pháp để phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV TH phải dựa trên kết quả phân tích, đánh giá tính hiệu quả của những biện pháp đã được sử dụng nhằm chắt lọc và kế thừa những điểm mạnh có thể để từ đó xây dựng, phát triển, hồn thiện chúng cho phù hợp trong điều kiện hiện nay.

làm, đã triển khai từ trước của các trường tiểu học Thành phố Lào Cai về hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN, nội dung nào làm chưa tốt, chưa hoàn chỉnh, chưa theo đúng quy trình phải được điều chỉnh, nội dung nào thiếu cần được bổ sung. Các biện pháp phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV tiểu học cần dựa trên những kết quả đã thực hiện trước đây, nhưng có bổ sung thay đổi những yếu tố mới phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu của đổi mới giáo dục.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Việc xây dựng các biện pháp phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV TH phải dựa trên cơ sở thực tiễn trình độ phát triển năng lực cơ bản của GV và thực tiễn chương trình, quá trình tổ chức HĐTN ở trường TH thành phố Lào Cai hiện nay, thực tiễn yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp GVTH, làm cho nó phù hợp với đặc điểm, điều kiện, trình độ hiện có của GV.

Những cơ sở thực tiễn đáng chú ý là:

- Quan điểm đổi mới giáo dục TH Việt Nam sau năm 2018 theo chương trình mới; chuyển trọng tâm quá trình giáo dục từ chú trọng dạy nội dung sang quá trình giáo dục chú trọng phát triển năng lực thực hành, thực tiễn cho HS; chuyển trọng tâm từ giáo dục kiến thức sang giáo dục năng lực thực hành, năng lực hoạt động tổng hợp.

- Năng lực, năng lực tổ chức HĐTN hiện tại của GV.

- Văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Chuẩn nghề nghiệp GV cấp TH.

- Các yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp CNH - HĐH đối với nhân cách của người GVTH. Trong đó chú trọng đến tri thức khoa học công nghệ, năng lực thực tiễn và các phẩm chất cơ bản của người GV theo chuẩn nghề nghiệp.

Xây dựng biện pháp phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV TH phải phù hợp với đặc điểm và điều kiện thực tiễn môi trường giáo dục tiểu học của thành phố Lào Cai là con đường nhằm cải tiến kĩ năng tổ chức HĐTN, nâng cao chất lượng giáo dục.

Nguyên lý tính hệ thống là một nguyên lý cơ bản trong lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nó xem xét mọi sự vật và hiện tượng trên thế giới vật chất và tinh thần tồn tại, vận động và phát triển trong một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn. Quán triệt nguyên lý hệ thống trong xây dựng biện pháp phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV TH sẽ được tiến hành trong một chỉnh thể, bao gồm các bước thực hành quy trình phát triển năng lực, chúng được liên kết gắn bó thống nhất, tương tác lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau theo một chỉnh thể nhất định. Mỗi biện pháp đứng trước là điều kiện, tiền đề cho sự thực hiện chức năng của biện pháp đứng sau. Đồng thời các biện pháp đứng sau là sự kế tục, hoàn thiện các chức năng để phát triển cao hơn. Nếu thiếu một trong các biện pháp hoặc một biện pháp không thực hiện đầy đủ các chức năng của mình thì việc thực hành trong cấu trúc phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên các trường Tiểu học với các biện pháp cịn lại cũng khơng phát huy hết tác dụng. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc xây dựng biện phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên Tiểu học.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi

Biện pháp phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV TH phải đảm bảo tính tồn diện và hiệu quả tức là nó có thể ứng dụng rộng rãi, vừa có khả năng tạo ra tính hiệu quả trong q trình rèn luyện phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV TH công tác tại các trường TH thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Tính hiệu quả thể hiện ở chỗ nếu áp dụng các biện pháp này thì yêu cầu cần đạt được thơng qua q trình rèn luyện sẽ được thực hiện chặt chẽ, khoa học. Tính hiệu quả phải được thể hiện ở nhiều mặt:

- Hiệu quả về nhận thức: Các biện pháp phải đảm bảo cho việc lĩnh hội các tri thức, năng lực một cách đầy đủ với chất lượng cao và vững chắc hơn so với hiện tại. Tri thức và năng lực đã lĩnh hội được trở nên có hệ thống, bền vững và có khả năng thực hành và ứng dụng mang lại kết quả cao trong thực tiễn.

- Hiệu quả về mặt giáo dục: Nâng cao ý thức GV trong việc tìm tịi, sáng tạo trong quá trình thiết kế, tổ chức HĐTN, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng được đổi mới của giáo dục TH.

- Hiệu quả về mặt kinh tế: Tiết kiệm được thời gian và công sức, đảm bảo được chất lượng bồi dưỡng phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV. Biện pháp phát triển năng lực tổ chức HĐTN phải tạo ra hiệu quả toàn diện thiết thực để nâng cao năng lực giáo dục nói chung, năng lực tổ chức HĐTN cho GV nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 84 - 87)