Tổ chức khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 52 - 54)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Tổ chức khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên các trường Tiểu học và phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp.

2.2.2. Nội dung và đối tượng khảo sát

2.2.2.1. Nội dung khảo sát

Đề tài tập trung khảo sát những nội dung:

Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Thực trạng về phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

2.2.2.2. Đối tượng khảo sát

Khảo sát trên 35 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng CM); 320 giáo viên 10 trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Đó là các trường: Kim đồng, Lê Văn Tám, Lê Ngọc Hân, Nguyễn Du, Bình Minh, Hoàng Văn Thụ, Bắc Cường, Chu Văn An, Duyên Hải, Nguyễn Bá Ngọc.

2.2.3. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu

2.2.3.1. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn chuyên viên, cán bộ quản lý phòng giáo dục đào tạo thành phố Lào Cai phỏng vấn cán bộ quản lý (gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng chun mơn), giáo viên nhằm làm sáng tỏ biện pháp phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi sử dụng hai mẫu phiếu khảo sát:

Mẫu 1: Phiếu khảo sát phỏng vấn các cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chun mơn) của 10 trường tiểu học thành phố Lào Cai, nội dung phiếu được thể hiện tại phụ lục 1.

Mẫu 2: Phiếu khảo sát phỏng vấn giáo viên của 10 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai, nội dung phiếu được thể hiện tại phụ lục 2.

2.2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm thống kê Excel của Microsolf để tính và kiểm tra số liệu khi thu thập thông tin từ CBQL và GV.

Dựa vào phiếu kháo sát thu được tiến hành tính ĐTB như sau:

+ Đối với mỗi ý kiến chọn vào mức: Hồn tồn khơng đồng ý/Chưa bao giờ triển khai/ Không hiệu quả/Không ảnh hưởng cho 1 điểm.

+ Đối với mỗi ý kiến chọn vào mức: Không đồng ý/Hiếm khi triển khai/Hiệu quả thấp/Ít ảnh hưởng cho 2 điểm.

+ Đối với mỗi ý kiến chọn vào mức: Bình thường/trung bình/Đơi khi triển khai/ Tương đối hiệu quả/không ảnh hưởng cho 3 điểm.

+ Đối với mỗi ý kiến chọn vào mức: Đồng ý/Thỉnh thoảng triển khai/Cơ bản hiệu quả/ảnh hưởng cho 4 điểm.

+ Đối với mỗi ý kiến chọn vào mức: Hoàn toàn đồng ý/Thường xuyên triển khai/ Hoàn toàn hiệu quả/ảnh hưởng rất nhiều cho 5 điểm.

Dựa trên điểm số thu được trong các phiếu hỏi, tính ĐTB theo công thức: ĐTB = Tổng điểm (các mức độ)/số khách thể trả lời phiếu khảo sát.

Dựa theo điểm trung bình thu được, tiến hành phân tích bảng và lượng giá như sau:

Bảng 2.2. Ý nghĩa của điểm số bình quân

Mức Khoảng

điểm Ý nghĩa

Mức độ đánh giá

5 4.21 - 5.00 Hoàn toàn đồng ý/Thường xuyên triển khai/

Hoàn toàn hiệu quả/ảnh hưởng rất nhiều Rất cao 4 3.41 - 4.20 Đồng ý/Thỉnh thoảng triển khai/Cơ bản hiệu

quả/ảnh hưởng Cao

3 2.61 - 3.40 Bình thường/trung bình/Đơi khi triển khai/

Tương đối hiệu quả/khơng ảnh hưởng Trung bình 2 1.81 - 2.60 Không đồng ý/Hiếm khi triển khai/Hiệu quả

thấp/Ít ảnh hưởng Thấp 1 1.00 - 1.80 Hồn tồn khơng đồng ý/Chưa bao giờ triển

khai/ Không hiệu quả/Không ảnh hưởng Rất thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 52 - 54)