Khảo nghiệm về tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 99 - 104)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.Khảo nghiệm về tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính khả thi, tính cần thiết của các biện pháp phát triển phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai mà đề tài đã đề xuất.

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm

Chúng tôi sử dụng bảng hỏi trưng cầu ý kiến của các khách thể và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kế toán học.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Để khảo nghiệm về mặt nhận thức tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 30 giáo viên, CBQL tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai.

Phiếu khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất được đánh giá ở 3 mức độ: Rất cần thiết - RCT (3 điểm); Cần thiết - CT (2 điểm); Không cần thiết- KCT (1 điểm).

Kết quả khảo sát thu được cho thấy, cả 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá tính cần thiết ở mức cao với điểm trung bình từ 2.67 đến 2,93.

* Về tính cần thi:

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp phát triển

năng lực tổ chức HĐTN cho GV trường tiểu học

TT Các biện pháp Tính cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Khơng cần thiết Giá trị TB Thứ bậc 1

Tăng cường bồi dưỡng cho CBQl, GV trường tiểu học về Chương trình hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học

28 2 0 2,93 1

2

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo tổ /khối để phát triển NL tổ chức HĐTN cho GV trường tiểu học

27 3 0 2,90 2

3

Chỉ đạo phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học tại thành phố Lào Cai

26 4 0 2,87 3

4

Tổ chức hoạt động tự học, tự rèn phát triển năng lực tổ chức HĐTN của GV tiểu học thành phố Lào Cai

24 6 0 2,80 4

5

Tăng cường các điều kiện cho các hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN của GV trường tiểu học tại thành phố Lào Cai

22 8 0 2,73 5

Qua bảng 3.1 cho thấy: biện pháp “Tăng cường bồi dưỡng cho CBQl, GV trường tiểu học về Chương trình hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học” được đánh giá rất cần thiết ở mức 2,93 điểm (xếp thứ 1); biện pháp “Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo tổ /khối để phát triển NL tổ chức HĐTN cho GV trường tiểu học” đạt 2,90 điểm (xếp thứ 2); biện pháp “Chỉ đạo phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học tại thành phố Lào Cai” đạt 2,87 điểm (xếp thứ 3); biện pháp “Tổ chức hoạt động tự học, tự rèn phát triển năng lực tổ chức HĐTN của GV tiểu học thành phố Lào Cai” đạt 2,80 điểm (xếp thứ 4); biện pháp “Tăng cường các điều kiện cho các hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN của GV trường tiểu học tại thành phố Lào Cai” đạt 2,73 điểm (xếp thứ 5).

* Về tính khả thi:

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp phát triển

năng lực tổ chức HĐTN cho GV trường tiểu học

TT Các biện pháp Tính khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi Giá trị TB Thứ bậc 1

Tăng cường bồi dưỡng cho CBQl, GV trường tiểu học về Chương trình hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học

27 3 0 2,90 1

2 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo tổ /khối để phát

triển NL tổ chức HĐTN cho GV trường tiểu học 22 8 0 2,73 3

3

Chỉ đạo phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học tại thành phố Lào Cai

24 6 0 2,80 2

4

Tổ chức hoạt động tự học, tự rèn phát triển năng lực tổ chức HĐTN của GV tiểu học thành phố Lào Cai

21 9 0 2,70 4

5

Tăng cường các điều kiện cho các hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN của GV trường tiểu học tại thành phố Lào Cai

20 10 0 2,67 5

Qua bảng 3.2 cho thấy: biện pháp “Tăng cường bồi dưỡng cho CBQl, GV trường tiểu học về Chương trình hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học” được đánh giá rất cần thiết ở mức 2,90 điểm (xếp thứ 1); biện pháp “Chỉ đạo phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học tại thành phố Lào Cai” đạt 2,80 điểm (xếp thứ 2); biện pháp “Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo tổ /khối để phát triển NL tổ chức HĐTN cho GV trường tiểu học” đạt 2,73 điểm (xếp thứ 3); biện pháp “Tổ chức hoạt động tự học, tự rèn phát triển năng lực tổ chức HĐTN của GV tiểu học thành phố Lào Cai” đạt 2,70 điểm (xếp thứ 4); biện pháp “Tăng cường các điều kiện cho các hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN của GV trường tiểu học tại thành phố Lào Cai” đạt 2,67 điểm (xếp thứ 5).

Như vậy, trong những biện pháp trên, mỗi biện pháp có một vai trị, nhiệm vụ khác nhau, biện pháp này sẽ có sự tương tác với biện pháp kia và ngược lại. Trong từng điều kiện nhất định và trong từng thời gian cụ thể mỗi biện pháp mang tầm quan trọng khác nhau, có khi biện này mang tính cấp thiết cịn biện pháp kia mang tính lâu dài, biện pháp này mang tính cụ thể, biện pháp kia mang tính khái quát, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia. Tóm lại, khơng có biện pháp nào là vạn năng, cần phải vận dụng một cách linh hoạt nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định, do đó khi thực hiện cần phải kết hợp một cách đồng bộ, có hệ thống.

Dựa trên cơ sở lý luận và khảo sát CBQL, GV tại 10 trường tiểu học tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đủ căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đó là:

Bồi dưỡng cho GV trường tiểu học nhận thức về Chương trình hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học.

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo tổ /khối để phát triển NL tổ chức HĐTN cho GV trường tiểu học.

Chỉ đạo phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV thông qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học tại thành phố Lào Cai.

Bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên trường tiểu học thành phố Lào Cai.

Tăng cường các điều kiện cho các hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN của GV trường tiểu học tại thành phố Lào Cai.

Qua khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp qua đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này, có thể thấy:

Các biện pháp này phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình thực tế của các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai nên được đánh giá là có tính cần thiết và tính khả thi cao.

Với sự đánh giá ở tính cần thiết và khả thi cao là cơ sở khẳng định rằng: các biện pháp phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV ở các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai nếu được áp dụng đúng và nghiêm túc sẽ nâng cao được hiệu quả giáo dục học sinh, góp phần hiệu quả vào q trình phát triển nhân cách tồn diện học sinh từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 99 - 104)