Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác phát triển năng lực tổ chức hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 75 - 78)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.3.Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác phát triển năng lực tổ chức hoạt

2.4. Thực trạng phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo

2.4.3.Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác phát triển năng lực tổ chức hoạt

động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Nhằm đánh giá thực trạng đánh giá phát triển năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi 6 (mục 3, phụ lục 1) và câu hỏi 8 (phụ lục 2), kết quả thu được ở bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường TH

thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

STT Nội dung (n=355) Không hiệu quả Hiệu quả thấp Tương đối hiệu quả bản hiệu quả Hoàn toàn hiệu quả Điểm TB Thứ bậc 1

Xây dựng tiêu chí năng lực tổ chức HĐTN là 1 tiêu chí về năng lực chuyên môn cần phát triển, bồi dưỡng cho GV;

29 50 63 107 106 3,59 2

2

Xây dựng tiêu chí cụ thể cho từng năng lực thành phần (Hiểu chương trình HĐTN, xây dựng kế hoạch HĐTN, đánh giá sự tiến bộ học sinh trong HĐTN) trong kế hoạch phát triển năng lực chun mơn của tổ/nhóm chun mơn

25 55 93 103 79 3,44 4

3

Xây dựng tiêu chí về sinh hoạt tổ chuyên môn về phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên là một tiêu chí trong hoạt động tổ chuyên môn

40 47 103 110 55 3,26 5

4

Giám sát và đánh giá được các hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV dựa trên các tiêu chí đã xây dựng;

46 63 100 109 37 3,08 6

5

Xây dựng được biện pháp cải thiện hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên trong trường

18 38 90 113 96 3,65 1

6

Đánh giá được tính hiệu quả của các hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn về phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên

22 50 100 106 77 3,47 3

7 Đánh giá được mức độ cải

của giáo viên trong trường đồng thời chỉ ra những năng lực thành phần còn hạn chế của GV trong trường

Điểm TBC 3,36

Nhận xét bảng 2.10: Kết quả đánh giá của các khách thể về thực trạng đánh giá phát triển năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đạt mức trung bình (với ĐTB đạt 3,36). Tuy nhiên các nội dung đánh giá khác nhau thì kết quả đánh giá khác nhau:

Các nội dung đánh giá ở mức độ cao gồm nội dung 1,2,5,6 (điểm TBC lần lượt là 3,59;3,44;3,65;3,47). Sở dĩ các nội dung này đạt mức cao là do Hiệu trưởng luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá từ GV tham gia trực tiếp; báo cáo viên giảng dạy cho GV trường; đánh giá của Ban giám hiệu nhà trường; các lực lượng giáo dục; kết quả chung của GV sau bồi dưỡng. Khi phỏng vấn CBQL trường tiểu học Lê Ngọc Hân chúng tôi nắm được: “Đánh giá là khâu

quan trọng của nhà quản lý, cần thực hiện từ nhiều phía, nhiều kênh nhằm phản ánh hiệu quả của GV các trường tham gia phát triển năng lực HĐTN; Nhà trường đã xây dựng các tiêu chí đánh giá, kiểm tra rất rõ ràng, logic; bên cạnh đó đánh giá là căn cứ để Hiệu trưởng điều chỉnh nội dung, các hình thức kiểm tra nhằm kiểm sốt được GV sau q trình phát triển năng lực”.

Các nội dung đánh giá ở mức độ trung bình gồm nội dung 3,4,7 (điểm TBC lần lượt là 3,26;3,08;3,05). Qua tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề trên chúng tôi được biết: sở dĩ kết quả các khâu này thực hiện mức độ trung bình là do hàng năm công việc của Hiệu trưởng cuối năm học nhiều, Hiệu trưởng chưa thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá về việc xây dựng tiêu chí về sinh hoạt tổ chuyên môn về phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên là một tiêu chí trong hoạt động tổ chuyên môn; Giám sát và đánh giá được các hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV dựa trên các tiêu chí đã xây dựng và đánh giá được mức độ cải thiện năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên trong trường đồng thời chỉ ra những năng lực thành phần còn hạn chế của GV trong trường. Phỏng vấn GV trường tiểu học Nam Cường được chia sẻ: “HS lớp 1,2,3 còn nhỏ nên việc đánh

giá của các HS này chỉ dừng lại một số câu hỏi thể hiện ở cảm xúc, học sinh lớp 4,5 có thể khai thác nhiều thơng tin về GV hơn; tuy nhiên GV đánh giá lẫn nhau tơi chưa bao giờ làm vì đã họp đánh giá ở bộ môn rồi”.

Như vậy, việc đánh giá kết quả thực hiện PTNL tổ chức HĐTN cho giáo viên của HT thường chỉ được thực hiện vào cuối mỗi năm học và đôi khi chất lượng đánh giá chỉ mang tính hình thức chưa chỉ ra được mặt đạt được và chưa được của hoạt động, do vậy chưa tạo được động lực cho CBGV trong việc PTNL tổ chức HĐTN của giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 75 - 78)